Muốn 'bùng nổ' vì mất ngủ sau khi mắc Covid-19

Sau thời gian điều trị Covid-19, nhiều người rơi vào trạng thái mất ngủ khiến cuộc sống đảo lộn, công việc trì trệ, tinh thần sa sút.

Đã 3 tháng trở về nhà sau thời gian điều trị Covid-19, anh Nguyễn Ngọc Th. 35 tuổi, Thủ Đức. TP.HCM vẫn chưa trở về sức khoẻ như trước kia. Anh cảm nhận mình đã mất đi 50% sức lực. Trước kia anh thoải mái làm việc không biết mệt mỏi thì hiện nay tình trạng thở nhanh đặc biệt là mất ngủ liên tục đeo đẳng. Có những hôm anh trằn trọc nhìn trần nhà suốt đêm mà giấc ngủ không tới.

Mất ngủ khiến anh mệt mỏi, anh Th. mua thuốc ngủ về uống cũng không giúp ích bao nhiêu. Mỗi lần nhắm mắt lại anh cảm giác người nặng như bóng đè và luôn luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Anh hay cáu gắt, tâm trạng luôn như muốn bùng nổ. Anh đã tới BV Tâm thần TP.HCM để được điều trị. Tuy nhiên tình trạng không mấy cải thiện.

Nhiều bệnh nhân Covid-19 sau khi điều trị khỏi bị rơi vào chứng mất ngủ kéo dài. Có rất nhiều người bệnh mặc dù đã được xác định khỏi bệnh Coivid-19 nhưng vẫn còn các triệu chứng như ho, khó thở, mất ngủ, đau mỏi cơ, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa… kéo dài. Triệu chứng “Covid kéo dài” gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của người mắc cả về thể chất lẫn tinh thần.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Theo PGS TS BS. Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, mất ngủ gây thiệt hại rất nhiều cho sức khoẻ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể: làm tăng sự mệt mỏi, giảm sự minh mẫn trong công việc làm giảm hiệu suất, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu, thậm chí gây ra trầm cảm, các bệnh lý tâm thần khác và cả nguy cơ tai nạn.

Người bệnh thường tự mua thuốc điều trị gây ra tình trạng lạm dụng thuốc, nhờn thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị sau đó.

Mất ngủ còn làm tăng kích hoạt hệ thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…), tăng nguy cơ tiểu đường, tổn hại gan, hệ tiêu hóa hoạt động kém, da nhanh lão hóa và sạm da, yếu sinh lý,…

Theo PGS Thường, khi bị mất ngủ người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau mới có thể đạt hiệu quả cao trong điều trị, quan trọng nhất là tìm ra được nguyên nhân của mất ngủ để điều trị dứt điểm nguyên nhân. Có các phương pháp điều trị như: trị liệu hành vi, vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát kích thích, thư giãn, điều trị nhận thức và dùng thuốc.

Hiện nay trên thế giới, ngoài các phương pháp trên người ta còn ứng dụng các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền, cho thấy có tác dụng tốt và ít gây ra các tác dụng phụ cũng như tránh lệ thuộc vào các thuốc ngủ như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh và sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược. Tùy vào từng thể bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương huyệt, vùng xoa bóp, các động tác tập dưỡng sinh cũng như các vị thuốc thích hợp.

Một số thảo dược trong Y học cổ truyền có tác dụng an thần giúp ngủ ngon, được dùng để điều trị mất ngủ như: Lạc tiên, Bình vôi, Long nhãn, Liên tâm, Viễn chí, Toan táo nhân, Bá tử nhân và phối ngũ các vị thuốc khác trên từng thể bệnh khác nhau.

Đối với châm cứu, lựa chọn các huyệt: Thần môn trên tay, Thần môn trên loa tai, Nội quan và kết hợp các huyệt vị khác tùy vào từng thể bệnh.

Xoa bóp bấm huyệt: sử dụng các thủ thuật xoa, miết, phân hợp, day ấn huyệt vùng đầu mặt cổ giúp khí huyết lưu thông cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền có thể giúp điều trị hiệu quả ở cả trường hợp mất ngủ khó chữa, giúp dự phòng mất ngủ tái phát, đồng thời giảm tác dụng phụ và hạn chế được việc lệ thuộc vào thuốc ngủ.

Khánh Chi 

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Người đàn ông Hà Nội gặp nạn vì nồi áp suất bất ngờ phát nổ

Nồi áp suất đang nấu bất ngờ phát nổ khiến người đàn ông ở Hà Nội bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể, gãy xương chày.

Đang cập nhật dữ liệu !