Mục đích Anh gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân là gì?

Trong khi chính sách cắt giảm vũ khí hạt nhân đang được theo đuổi trên khắp thế giới, thì Anh lại quyết định tăng số lượng đầu đạn hạt nhân.

Mới đây, Mỹ và Nga đã gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) thêm 5 năm. Với quyết định này, cả Nga và Mỹ đã chính thức gia hạn hiệp ước duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai nước.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lưu ý, mối đe dọa tấn công hạt nhân từ Anh có thể phủ nhận nỗ lực của các nước trong việc kiểm soát tình hình.

Hôm 16/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chính thức công bố chiến lược đối ngoại và quốc phòng mới của Vương quốc Anh thời kỳ hậu Brexit, trong đó nhấn mạnh tham vọng can dự mạnh mẽ hơn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và tạo lập liên minh để kiềm chế Trung Quốc.

{keywords}
Giới hạn kho dự trữ vũ khí hạt nhân của Anh sẽ tăng từ 180 lên 260 đầu đạn. (Ảnh: Pixabay)

Trọng tâm trong kế hoạch gia tăng chi tiêu quốc phòng sắp tới sẽ là việc tăng 40% dự trữ đầu đạn hạt nhân, từ con số 180 đầu đạn hiện nay lên 260 đầu đạn hạt nhân, cải tiến thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược Trident. Ngoài ra, 6,6 tỷ bảng Anh sẽ được cung cấp cho các chương trình nghiên cứu không gian, vũ khí năng lượng định hướng và tên lửa siêu thanh.

Tất cả các tham vọng mới về quốc phòng này sẽ phục vụ cho mục tiêu triển khai quân đội Anh ra nước ngoài nhiều hơn, với thời gian lâu hơn, với ưu tiên đặc biệt là khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực mà Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định là trung tâm địa chính trị mới của thế giới.

Theo Avia.pro, việc điều chỉnh chiến lược hạt nhân của Anh khiến nước này chững lại ba bước lớn về mặt kiểm soát vũ khí.

Thứ nhất, số lượng đầu đạn hạt nhân sẽ được trả về mức cũ. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Anh đã giảm dần số lượng đầu đạn hạt nhân. Vào năm 2010, đã có một tuyên bố về kế hoạch giảm số lượng xuống còn 180 đầu đạn vào giữa những năm 2020. Nhưng hiện tại, xu hướng giải trừ vũ khí của Anh đã được sửa đổi và quyết định tăng giới hạn trên của đầu đạn lên 260, tức là tăng khối lượng vũ khí hạt nhân lên 40%.

Thứ hai, ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân đang được hạ xuống. Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết theo đuổi mục tiêu đảm bảo số lượng đầu đạn hạt nhân tối thiểu nhưng có tác dụng răn đe hiệu quả. Trước đây, vũ khí hạt nhân của Anh chủ yếu nhằm chống lại vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân hủy diệt hàng loạt. Lần này vũ khí hạt nhân của Anh được đề xuất sử dụng để chống lại các công nghệ mới và đang phát triển. Nhóm mối đe dọa này bao gồm mạng Internet, mã hóa, trí tuệ nhân tạo và vũ khí laser.

Thứ ba, tính minh bạch của vũ khí hạt nhân được triển khai sẽ bị mất đi. Trong báo cáo hiện tại, không thể nói về bất kỳ sự minh bạch nào về số lượng tên lửa và đầu đạn được triển khai, cũng như kho vũ khí hạt nhân thực tế. Điều này được thực hiện nhằm mục đích làm mất phương hướng của đối phương và gây khó khăn cho các cường quốc trong việc lập kế hoạch tấn công.

Theo các chuyên gia của Avia.pro, vào thời điểm hiện tại, Anh sẽ gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân, hướng mũi nhọn vào Nga, điều này không thể không ảnh hưởng đến việc giải trừ vũ khí tiếp theo của Nga và Mỹ.

Được biết, Anh dự trữ đầu đạn hạt nhân ít hơn nhiều so với Nga (ước tính có 4.300), Mỹ (hơn 3.800) và Trung Quốc (khoảng 320).

Tuy nhiên, mỗi đầu đạn hạt nhân của Anh ước tính có sức nổ lên tới 100 kiloton. Để dễ hình dung, quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai nặng khoảng 15 kiloton.

Trước đó, theo Guardian, đánh giá của Anh là một bước ngoặc về chính sách quốc phòng và đối ngoại hậu Brexit, trong đó bao gồm các điểm đáng chú ý như:

- Đánh giá tuyên bố rõ ràng rằng Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đại diện cho một “mối đe dọa tích cực”, trong khi mô tả Trung Quốc đã đặt ra một “thách thức hệ thống”.

- Lần đầu tiên cam kết đưa ra một chế tài trừng phạt bổ sung trao cho Anh “quyền hạn ngăn chặn những thành phần có liên quan tham nhũng vào Anh hoặc chuyển tiền qua hệ thống tài chính của nước này”.

- Tham vọng đưa Anh trở thành “siêu cường quyền lực mềm”.

Những vũ khí của Nga khiến Ukraine phải ‘khiếp sợ’

Những vũ khí của Nga khiến Ukraine phải ‘khiếp sợ’

Nhà báo Mark Episkopos thuộc tạp chí National Interest của Mỹ mới đây đã nêu tên 5 loại vũ khí trong quân đội Nga sẽ đảm bảo chiến thắng cho Moscow nếu nổ ra chiến tranh với Ukraine.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !