Mong chờ tương lai sáng cho người dân vạn chài 3 thế hệ chòng chành mưu sinh trên dòng Lam giang

Đã bao đời này, cuộc sống của ngư dân vạn chài trên dòng sông Lam ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) vẫn nổi trôi theo từng con nước. Với họ, để có một “tấc đất cắm dùi”,  được lên bờ sinh sống luôn là niềm khát khao…

{keywords}
Những chiếc thuyền chòng chành trên sông nước của ngư dân vạn chài.

Cám cảnh phận “gà trống nuôi con” lênh đênh sông nước

Dẫu trời nắng hay mưa, chừng hơn 5h sáng hàng ngày, ngư dân Trần Văn Thìn (SN 1976, trú ở xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã phải thức giấc để giăng lưới. Những ngày cuối năm sương mù dày đặc mặt sông Lam, cái rét càng thêm buốt giá về đêm và sáng sớm.

Người vợ bỏ đi đã 7 năm nay vì không chịu được cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi,  anh Thìn một mình nhọc nhằn mưu sinh để nuôi cô con gái 10 tuổi bị tâm thần phân liệt.

Ngồi trên chiếc thuyền chòng chành, anh Thìn buồn bã: “Mình quá nghèo nên thế, lại không có một tấc đất cắm dùi. Đã 7 năm rồi, cha con bấu víu vào nhau, bữa nào đánh được nhiều cá thì no cái bụng, còn không đành ăn uống kham khổ qua ngày”.

{keywords}
Anh Trần Văn Thìn buồn bã kể về hoàn cảnh “gà trống nuôi con” đã gần 10 năm nay.

Nhìn đứa cháu bị tâm thần phân liệt ngồi ngây ngô trên thuyền, ông Trần Văn Mười (bố anh Thìn) nghẹn ngào nói: "Vợ tôi mất đã 10 năm nay, ở cùng 2 con trai là Trần Văn Thìn và Trần Văn Ngọ trên 2 chiếc thuyền rộng chưa đến 10m2. Mình già rồi không sao, chỉ lo 2 đứa con trai và đứa cháu gái làm sao sống hết quãng đời còn lại khi tuổi chúng còn quá trẻ".

Trên chiếc thuyền lênh đênh giữa sông nước của 4 con người trong gia đình ông Mười và anh Thìn tá túc, chẳng có gì đáng giá ngoài mấy bộ áo quần âm ẩm vắt tứ tung và những nồi niêu, chai lọ lổn nhổn trên sàn. Từ bao nhiêu năm nay, việc ăn, ngủ, sinh hoạt cá nhân chỉ trong khuôn khổ con thuyền nan chật chội, ngột ngạt không che nổi nắng mưa, không chống nổi lũ lụt.

{keywords}
Những chiếc “nhà” di động của họ không đủ 10m2, lênh đênh trên sông nước.

Vợ mất 15 năm trước, ông Nguyễn Đình Bình (trú xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương) một mình nuôi 3 người con nhỏ, cuộc sống của họ cứ “trôi” từ khúc sông này đến khúc sông khác, cái đói nghèo cứ đeo bám mãi với những tháng ngày cơ cực chài lưới mưu sinh.

Mỗi sáng, ông Bình ghé thuyền vào bờ để 2 đứa trẻ đến trường, cuối ngày ông lại đến chỗ cũ đón con về. Năm 2015, ông Bình "đánh liều" dựng một ngôi nhà tạm chưa đầy 10m2 chênh vênh mép sông để ở và có chỗ cho 2 đứa con theo học.

Người đàn ông không tấc đất cắm dùi đã thui thủi một mình nuôi con giữa mênh mông sóng nước chỉ với một ước mơ cháy bỏng: con cái được học hành đàng hoàng để thoát kiếp vạn chài “truyền đời” của cha ông.

“Mình đã khổ vì thất học, đói nghèo luẩn quẩn quanh năm nên phải cố gắng để cho con cái theo học tử tế mới dám mong thoát nghèo”, ông Bình chia sẻ.

{keywords}
 Ngư dân Nguyễn Đình Bình (xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương) đứng bên căn nhà dựng tạm bên sông Lam.

Ông Nguyễn Tư Hùng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Chương cho biết: “Trên địa bàn huyện còn 88 hộ dân vạn chài không có đất ở, đất sản xuất. Nhiều hộ đã mượn tạm đất dựng nhà ven sông sống tạm, nhưng vẫn còn 16 hộ kém may mắn hơn, đang phải lênh đênh nay đây mai đó trên sông nước, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn”.

Vất vả đủ đường

Chèo lái chiếc thuyền chở chúng tôi ghé thăm các hộ vạn chài, ngư dân Trần Đình Hải (trú xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương) kể, từ đời cha rồi nay đến lượt bản thân ông “nối nghiệp” chài lưới. Cuộc mưu sinh trên dòng sông Lam hết ngày này sang tháng khác, hết mùa nắng đến mùa bão lũ… đầy vất vả, nhọc nhằn nhưng chẳng thể khấm khá.

Ông Hải buông tiếng thở dài: "Mỗi ngày kiếm chưa nổi 100 ngàn đồng, có ngày về không. Trong khi đó, có bao thứ phải lo từ bữa ăn hàng ngày, thuốc thang khi đau ốm, rồi chuyện con cái học hành, nhưng khổ nhất là thiếu nước sạch, thiếu nơi tắm giặt hàng ngày. Người phụ nữ mà phải sống trên sông nước thì khổ lắm, từ chuyện tắm giặt đến nguy cơ lây nhiễm bệnh tật… họ đều phải khắc phục, đối mặt.

{keywords}
Ngư dân Trần Đình Hải (xã Thanh Giang) cùng đứa cháu trong con thuyền chật chội.

Cuộc trò chuyện giữa chùng tôi đôi lúc ngắt quãng bởi tiếng máy nổ phành phạch từ những con thuyền chạy qua giữa sóng nước chòng chành.

“Ngày trước dễ đánh bắt hơn, những năm gần đây, do nhiều người dùng xung kích điện nên tôm cá dần cạn kiệt. Cuộc sống ngư dân vốn đã khó khăn nay càng thêm chật vật đủ đường”, ông Nguyễn Đình Quang (trú xóm Giang Tiên, xã Thanh Giang) cho hay.

Lênh đênh sông nước dường như đã là “nghiệp” của những cư dân xóm vạn chài. Biết bao thế hệ sinh ra, lớn lên trên chính con thuyền nhỏ ấy, trên chính khúc sông ấy để đắp đổi qua ngày. Chẳng ai khấm khá, chẳng ai no đủ, cuộc sống thường ngày đứt đoạn theo từng con nước mưu sinh.

{keywords}
Một góc làng vạn chài ở xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Mong chờ tương lai sáng

Con thuyền nhỏ rẽ hướng đưa chúng tôi lên bờ, những ánh mắt đau đáu dõi theo thể hiện nỗi niềm khát khao, mong mỏi ngày được ổn định, chấm dứt cảnh sông nước khiến tôi không khỏi day dứt.

Lắng nghe câu chuyện về những phận đời lênh đênh cùng nỗi niềm day dứt của PV, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, ông Trình Văn Nhã báo tin vui: “Khu tái định cư Khe Mừ (tại địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương - PV) đã có được một phần nguồn vốn đầu tư. Trong thời gian tới, sau khi khảo sát lại và khẩn trương hoàn thành, chúng tôi sẽ tiến hành đưa những hộ dân vạn chài lên tái định cư, đồng thời chuyển đổi sản xuất để cuộc sống của họ được ổn định hơn”.

Việt Hòa

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !