Mở rộng thị trường tiêu thụ cho quýt Mường Khương

Năm 2021 do thời tiết thuận lợi nên quýt Mường Khương được mùa, ước tính sản lượng quýt trên toàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đạt 3.738 tấn.

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều loại nông sản gặp khó khi tiêu thụ, nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc, tuy nhiên quýt Mường Khương may mắn không rơi vào tình trạng trên nhờ huyện Mường Khương và tỉnh Lào Cai đã chủ động phương án tiêu thụ từ trước đó.

Theo ghi nhận của PV Infonet từ các hộ trồng quýt tại xã Tung Chung Phố và Lùng Khấu Nhin, quýt năm nay thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó với giá bán tại vườn bình quân từ 15.000 – 18.000 đồng/kg, giảm nhẹ khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với năm 2020.

Năm 2021, huyện Mường Khương có 815 ha quýt, trong đó 356 ha cho thu hoạch, năng suất ước đạt 105 tạ/ha, sản lượng đạt 3.738 tấn (tăng hơn 1.000 tấn so với năm 2020). Quýt được trồng nhiều nhất tại thị trấn Mường Khương và các xã lân cận như Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ, Lùng Khấu Nhin, Nậm Chảy, Thanh Bình…

{keywords}
Giới thiệu quýt Mường Khương trong Tuần lễ Quýt Mường Khương tại Hà Nội.

Đại diện UBND thị trấn Mường Khương cho biết: Thị trấn có 232 ha quýt, với 190 ha đang cho thu quả. Có diện tích trồng quýt lớn nhất huyện nên trước khi vào vụ thu hoạch năm 2021, thị trấn đã chủ động liên kết với một số hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn giúp người dân tiêu thụ quả quýt. Đặc biệt, thị trấn đã ký hợp đồng với hợp tác xã Châu Thịnh Phong thu mua quýt cho hơn 70 hộ làm nguyên liệu sản xuất rượu quýt. Nhìn chung, quả quýt đang tiêu thụ khá thuận lợi, thị trấn Mường Khương xây dựng được vùng quýt trồng theo hướng VietGAP rộng 200 ha.

Những năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ cây trồng này đã thu hút nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, vì thế vùng trồng quýt ngày càng mở rộng, từ thị trấn Mường Khương, xã Tung Chung Phố sang các xã lân cận như Tả Ngài Chồ, Lùng Khấu Nhin, Nậm Chảy, Thanh Bình… Thị trường tiêu thụ quýt cũng được mở rộng hơn nhờ hạ tầng giao thông thuận tiện giúp việc vận chuyển dễ dàng và sự tích hợp quảng bá trên các hệ thống bán hàng trực tuyến, mạng xã hội.

Ngoài sự chủ động trong tiêu thụ của các địa phương vùng trồng quýt, năm 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương đã kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ, ký hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp, hợp tác xã và thị trường lớn, điển hình là hợp đồng tiêu thụ với hệ thống siêu thị BigC.

Để mở rộng thị trường, bên cạnh hợp tác với các siêu thị, doanh nghiệp, thời gian qua, Phòng Nông nghiệp đã tham mưu cho huyện ký hợp đồng đưa sản phẩm quýt Mường Khương lên sàn thương mại điện tử của VNPT và Viettel. Từ đó giúp tiêu thụ ổn định cho sản phẩm quýt Mường Khương.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !