“Mất lửa” khi dạy trực tuyến: Đừng đổ tại online!

Giáo viên không hạnh phúc, mất lửa, gặp khó khăn khi dạy học trực tuyến không phải lỗi tại dạy online mà là do yếu tố con người.

Đặt sự dịu dàng, chỉn chu trong từng tiết dạy trực tuyến

Chưa năm học nào dù học kỳ 1 đã đi được ½ chặng đường, cô Phạm Thị Cẩm Tứ (GVCN lớp 2/3, Trường TH Cửu Long, quận Bình Thạnh) vẫn chưa thể gặp được 32 học sinh trong lớp mình. Mỗi tiết học cô trò chỉ gặp gỡ nhau qua màn hình.

“Điều phụ huynh lo lắng nhất là con học chương trình mới, SGK mới nhưng lại bằng hình thức online. Để phụ huynh có thể đồng hành hiệu quả trước hết giáo viên phải giúp phụ huynh hiểu cách thức giảng dạy, sự phối hợp, quan tâm đến học sinh trong mỗi tiết daỵ”. 

Quan điểm là thế song giáo viên này thừa nhận, để tiết học “cuốn” được học sinh vào lại không phải dễ dàng. Phương thức là một chuyện, bước vào tiết học lại là một chuyện khác. Có thể đang dạy nhưng học sinh than mệt thì phải “đổi gió” qua hoạt động sôi động hơn. Hay thậm chí là sẵn sàng kết thúc sớm tiết học khi nhận thấy học sinh thiếu sự chú tâm.

“Bài giảng online chú trọng tăng tính tương tác, khuyến khích trẻ nêu ý kiến. Không chỉ dừng ở việc cô gọi trò trả lời mà tăng sự tham gia của trẻ vào bài học. Vận dụng tối đa công nghệ thiết kế trò chơi, hoạt động, tạo điều kiện để sản phẩm của trẻ được cả lớp ghi nhận... Nếu thiếu sự chỉn chu, dịu dàng, giáo viên rất khó có thể hạnh phúc”, cô Tứ bày tỏ. 

Cô Nguyễn Thị Bích Chi (GVCN lớp 9/4, Trường THCS Vân Đồn, quận 4) cho rằng, để hạnh phúc khi dạy online, giáo viên cần “cởi bỏ” được áp lực về việc chạy theo tiến độ, phân phối chương trình. Thay vào đó hãy lắng nghe, ghi nhận những mong muốn của học sinh về một tiết học trực tuyến lý tưởng để phần nào “chuyển dịch” tương thích.

“Một ví dụ thú vị là khi tôi thực hiện khảo sát học sinh về giờ học trực tuyến, rất nhiều em bày tỏ mong muốn được nghe cô đọc sách, được tham gia vào các trò chơi, giao lưu nhiều hơn với bạn bè... Những ý kiến này của các em giúp tôi thiết kế bài giảng một cách sinh động như thành lập group, câu lạc bộ đọc sách, hoạt động trải nghiệm môn học, sưu tầm và thiết kế các video học tập phù hợp với lứa tuổi các em để đưa vào tiết dạy. Mỗi giờ học trở nên nhẹ nhàng khi cả cô và trò cùng có sự thấu hiểu nhau”, cô Chi nói.

Để giáo viên hạnh phúc, không mất lửa khi dạy online phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà nhà trường tạo ra cho giáo viên
Để giáo viên hạnh phúc, không mất lửa khi dạy online phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà nhà trường tạo ra cho giáo viên

Giáo viên “mất lửa” không phải do dạy online 

TS Xã hội học, ThS tâm lý trị liệu Phạm Thị Thuý (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viên tại TPHCM) đánh giá, giáo viên dạy trực tuyến “mệt bằng 3 lần dạy trực tiếp” khi phải chuẩn bị nhiều thứ, từ thiết kế đa dạng hoạt động cho đến chuyển đổi giáo án trực tiếp sang trực tuyến. Giáo viên hạnh phúc khi dạy trực tuyến cũng có nhưng số giáo viên cảm thấy “cạn kiệt năng lượng”, “mất lửa” lại nhiều hơn. “Giáo viên không hạnh phúc, gặp khó khăn khi dạy học trực tuyến không phải lỗi tại dạy online mà là do yếu tố con người”, TS. Thuý thẳng thắn.

Chuyên gia này phân tích, dạy trực tuyến là phương thức dạy học mới, đa phần giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo, tập huấn trước. Cái khó về sự thiếu cập nhật công cụ làm giáo viên lúng túng với các phần mềm, nhất là giáo viên lớn tuổi.

Cạnh đó là rào cản tâm lý e ngại khi dạy trực tuyến, tâm lý sợ đối diện với màn hình, sợ bị chê bai, phán xét... Nhiều giáo viên không chuẩn bị được tâm lý sẽ dễ cảm thấy mất lửa khi dạy trực tuyến. Các yếu tố tác động như gọi học sinh không trả lời, sự nhiễu loạn xung quanh lớp học cũng làm giáo viên cảm thấy áp lực.

“Để giáo viên hạnh phúc khi dạy học trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà nhà trường tạo ra cho giáo viên. Trong đó, là sự trợ giúp giáo viên như bồi dưỡng, tập huấn dạy học online, thậm chí là hỗ trợ giáo viên về trang thiết bị. Nếu được tập huấn bài bản, hướng dẫn tận tình thì giáo viên sẽ không khó khăn gì...”.

Từ kinh nghiệm tổ chức dạy học online trong nhà trường, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) thừa nhận, để giáo viên dạy học trực tuyến được “trơn tru” đòi hỏi rất nhiều sự bền bỉ và kiên trì từ nhà quản lý cho đến từng thành viên trong nhà trường.

Ở nhà quản lý là sự lắng nghe, cầu thị, tạo môi trường để giáo viên được sáng tạo, chuyển đổi từ phương thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Với giáo viên là tâm thế linh hoạt, sẵn sàng tiếp cận cái mới, không ngại khó, ngại khổ.

“Việc tập huấn cho giáo viên về các phần mềm dạy trực tuyến trong mùa dịch được nhà trường tổ chức bằng hình thức online. Trong các buổi chia sẻ, ngoài sự góp mặt của chuyên gia, những giáo viên có sự sáng tạo, thiết kế các tiết học thu hút học sinh cũng được nhà trường tạo điều kiện để thầy cô có cơ hội bày tỏ, lan toả làn sóng đổi mới trong nhà trường...”. 

Cô Trang nhìn nhận, muốn hạnh phúc khi dạy online, mỗi giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò của dạy trực tuyến trong bối cảnh hiện nay. Chỉ khi nhận thức đúng mới có hành động thiết thực. Cái gì mới cũng sẽ dễ gây khó, gây nản. Thế nhưng, nếu tư tưởng giáo viên hiểu rằng đây là trách nhiệm, là công việc của mình để truyền thụ kiến thức đến học sinh trong mùa dịch, mỗi thầy cô sẽ có cách riêng để hạnh phúc, để không “mất lửa”. 

Chuyên gia 'mách nước' cho cha mẹ cách kiềm chế cơn tức giận, tránh cho con 'ăn đòn' khi học online

Chuyên gia 'mách nước' cho cha mẹ cách kiềm chế cơn tức giận, tránh cho con 'ăn đòn' khi học online

Giáo dục con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng nhất là trong thời gian diễn ra dịch bệnh, trẻ phải học trực tuyến ở nhà.

Theo www.phunuonline.com.vn

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Đang cập nhật dữ liệu !