Mâm cỗ ngày Tết: Cách làm nem công chả phượng theo bí quyết của mẹ đảm Sài Gòn

“Toàn bộ là mình làm từ a đến z. Dù cực nhưng mình vẫn làm rất đam mê” - chị Khánh Linh chia sẻ.

Ngày xưa “nem công chả phượng” được coi là một trong những món ăn ngon để tiến vua chúa. Chả phượng mang đến nhiều may mắn, cát tường cho cả nhà trong năm mới (bởi phượng thuộc tứ linh Long - Lân - Quy - Phượng), còn nem công thì tượng trưng cho sự tao nhã của ẩm thực cung đình Huế.

Sự kết hợp của nem công và chả phượng sẽ giúp mâm cỗ ngày Tết thêm lung linh, đẹp mắt và sang trọng hơn rất nhiều.

Ngày nay, nem công chả phượng có mặt phổ biến trong các mâm cỗ, đám tiệc, thậm chí còn len lỏi vào mâm cơm của các gia đình Việt.

Chị Nguyễn Hồng Thanh Khánh Linh (sinh năm 1974) hiện đang làm việc và sinh sống ở TP.HCM, mặc dù bận rộn với việc kinh doanh vật tư thiết bị điện nước nhưng chị vẫn chăm chỉ vào bếp nấu ăn hàng ngày. Đặc biệt, những món chị làm luôn tỉ mỉ, tinh tế và vô cùng đẹp mắt.

Chị là người chăm chút cho gia đình rất kỹ, đặc biệt là những món ăn thức uống hàng ngày. Với chị, việc tự tay nấu những món ăn ngon dành cho gia đình còn thể hiện sự trân trọng, tình cảm yêu thương của người phụ nữ đối với mái nhà của mình.

Mới đây, trên một nhóm những người thích nấu ăn, chị Khánh Linh đã chia sẻ công thức chế biến món nem công chả phượng khiến bao người trầm trồ khen ngợi.

Theo chị Khánh Linh, tùy theo độ cầu kỳ của phượng mà tốn thời gian nhiều hay ít. “Con phượng mình tỉa đơn giản thì không mất nhiều thời gian đâu. Còn con phượng cầy kỳ với làm hoa mẫu đơn thì tốn nhiều thời gian hơn”, chị Khánh Linh nói.

Mặc dù chỉ là một người nội trợ bình thường nhưng với niềm đam mê ẩm thực, chị Khánh Linh hay tìm tòi, học hỏi để thực hiện những món khác nhau. Chị cũng tự sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn hoặc những cách bày trí đẹp mắt, độc lạ.

Chia sẻ về niềm đam mê với ẩm thực, chị Linh nói: “Mình may mắn được sinh ra trong gia đình “công – dung – ngôn - hạnh” đủ cả. Các bà của mình cực kỳ khéo tay và rất giỏi. Mình thừa hưởng dòng máu đó. Từ nhỏ mình được dạy dỗ rất kỹ. Mình có thể thêu thùa may vá đan móc đủ cả, mình cũng có thể vẽ nên việc trang trí món ăn với mình rất đơn giản”.

Nhờ truyền thống gia đình, đôi bàn tay khéo léo và ý thức tự học hỏi, chị Khánh Linh chưa hề phải đi học bất cứ một khóa học nấu ăn chính thức nào.

Từ nhỏ mình đã đọc rất nhiều sách nấu ăn. Mình cũng rất thích học hỏi từ mọi người xung quanh. Cái gì hay mình đều học rồi làm theo cách của mình chứ không lặp lại hoàn toàn”, chị Linh chia sẻ.

Các chị em có thể học hỏi công thức của chị Khánh Linh để trổ tài làm món nem công, chả phượng, góp phần làm phong phú mâm cỗ Tết này nhé!

{keywords}
 
Nguyên liệu của món nem công chả phượng:

-      2 củ cà rốt
-      Dưa chuột
-      Ngò rí
-      4 quả trứng gà hoặc vịt
-      400gram giò sống
-      100gram đậu que
-      4 miếng rong biển
-      1 muỗng canh bột năng
-      Gia vị

Cách làm như sau:

Bước 1: Trước khi làm chả phượng cần đem cắt tỉa đầu phượng: Bào sạch vỏ 1 củ cà rốt, cắt một đoạn cà rốt từ gốc lên trên khoảng 12 - 13cm. Cắt vát chéo hai bên cạnh từ đầu nhỏ xuống đầu to. Phía đầu nhỏ, cắt vát một đoạn tạo hình chữ V, kéo dài khoảng 4cm để tạo phần đầu và mỏ của phượng.

Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm, khứa lượn hình chữ C tạo phần thon của cổ phượng. Ở phần thân, cũng dùng dao nhọn khứa chữ C thon ngược lại với chữ C trước như trong hình để tạo sự uốn lượn của thân phượng. Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ phượng, phần đầu gọt tròn.

Lấy dao bào bào mịn các góc vuông cho mịn màng, hình dáng con công được hình thành như trong hình. Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm, dùng dao đầu nhọn khứa tạo hình uốn lượn cho phần lông của đầu phượng.

Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu phượng. Đầu dao nhọn khoét hốc mắt rồi ấn hạt tiêu đã chuẩn bị để tạo mắt cho chim. Sau đó, dùng dao xúc hình chữ V nhọn khắp lên phần thân củ cà rốt để tạo lông vũ cho chim phượng.

Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to, cắt vài lát hành tây bao quanh tạo cánh chim phượng.

Đặt vài lát cà rốt bào mỏng phía trước và đặt ngò rí phía sau để tạo độ mềm mại khi tạo hình chim phượng.

Cắt trái dưa leo làm hai, cắt từng lát mỏng chừa lại một phần rồi gập từng lát dưa leo vào để làm cánh.

Bước 2: Pha trứng các bạn tách lấy lòng đỏ và lòng trắng riêng để tạo 2 hoặc 3 màu.

Màu vàng tự nhiên từ lòng đỏ, cho thêm ít màu điều và hạt nêm, 1 muỗng canh bột mì quậy tan cho vào.

Lòng trắng trứng cũng pha y như vậy với muỗng canh bột mì và hạt nêm.

Cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn láng mặt chảo rồi đổ phần dầu thừa ra chén. Trứng sau khi quậy tan lượt qua rây cho mịn, múc một thìa trứng sao cho lượng trứng đủ tráng một lớp mỏng kín mặt chảo.

Để tráng được đều trước khi đổ trứng bạn phải hạ nhỏ lửa, cho trứng vào phải cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy tráng được kín mặt chảo. Thấy bề mặt trên của trứng chín lấy ra. Làm tiếp tục như vậy cho đến khi hết trứng.

Bước 3: Giò sống trộn đều với 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ít hành tím phi thơm hoặc hành tím băm nhuyễn cũng được.

Đậu que tước sơ, rửa sạch đem luộc chín. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vuông khổ khoảng 6mm, độ dài bằng đường kính của miếng trứng thì càng tốt, luộc chín.

Bước 4: Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa, để phần mịn hơn ra ngoài. Múc một thìa con giò sống láng một lớp thật mỏng lên trên để tạo độ kết dính cho các lớp tiếp theo.

Bước 5: Cách cuộn chả phượng đẹp mắt: Đặt miếng rong biển tiếp lên trên, quết một thìa giò sống dày hơn vào giữa và đặt miếng cà rốt luộc như trong hình.

Bước 6: Phủ lên miếng cà rốt vừa đặt một ít giò sống, đặt tiếp lên trên đấy đậu que luộc. Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân sao cho cà rốt và đậu que được bọc kín bởi lớp giò sống. Dùng tay ấn chéo miếng trứng để miếng chả khi cắt ra có hình giọt nước. Làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu. Thông thường 1 lát trứng tráng sẽ dùng 100gr giò sống gói bên trong.

Bước 7: Sau khi gói xong cho chả vào nồi hấp từ 15 - 20 phút thì chín. Chả chín, cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm để chuẩn bị bày.

Bước 8: Xếp các miếng chả phượng chạy dọc hai bên thành đĩa như trong hình bạn sẽ thấy màu vàng của trứng, màu xanh của đậu, màu cam của cà rốt cùng với màu sáng của giò sống, màu sẫm của rong biển đan xen nhau sẽ tạo ra hình những chiếc lông chim phượng vô cùng bắt mắt.

Mai Phương

Ảnh: NVCC

Lừa đảo trực tuyến đang nhắm đến trẻ em và người cao tuổi

Không chỉ là nạn nhân trực tiếp của các vụ lừa đảo trực tuyến, trẻ em và người già còn có thể bị các đối tượng xấu sử dụng thông tin cá nhân để tấn công lừa đảo những người thân của họ.

Á hậu tiết lộ bí quyết gắn kết tình cảm vợ chồng khi hôn nhân căng thẳng

Sau sinh, Á hậu Ngọc Khánh có dấu hiệu trầm cảm, chồng của cô cũng căng thẳng do con khó nuôi. Để hâm nóng tình cảm, cả hai đặt ra quy tắc nắm tay nhau trong lúc ngủ.

Tạm giữ kẻ tống tiền người tình đã có chồng bằng clip ân ái

Trong thời gian yêu nhau, Phạm Viết Khoa đã quay lại nhiều video clip ân ái với người tình rồi dùng nó để đe dọa, tống tiền người tình.

Có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam hay, ý nghĩa

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy gửi tới người thân yêu của chúng ta những lời chúc tốt đẹp nhất.

6 tác động xấu đối với đàn ông khi quá lâu không làm 'chuyện ấy'

Một số nghiên cứu chỉ ra đàn ông quan hệ tình dục đều đặn có thể tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ. Như vậy, nếu họ lười làm "chuyện ấy" có thể gặp một số bất lợi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tết Đoan ngọ 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tết Đoan ngọ, ngoài chuẩn bị mâm cúng chu đáo để dâng lên tổ tiên, thần linh mọi người cần chú ý những việc sau để nhận về may mắn, tránh xui xẻo.

Khung giờ vàng cúng tết Đoan ngọ năm 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 4 khung giờ đẹp để cúng tết Đoan ngọ năm 2023.

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày nào?

Hàng năm, tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Năm 2023, tết Đoan ngọ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Thoát khỏi địa ngục bạo hành sau đám cưới cổ tích làm dâu hào môn

Từ câu chuyện của Thủy Hương, chuyên gia tâm lý cảnh báo, mỗi phụ nữ khi bị bạo hành thì đừng cam chịu. Hãy phá vỡ sự im lặng, tìm đến trợ giúp pháp lý, chuyên gia tâm lý hoặc cơ quan công an để được tư vấn, bảo vệ kịp thời.

Đang cập nhật dữ liệu !