'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Tự mua thuốc uống

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) các bác sĩ đang tiếp nhận và điều trị khoảng hơn 30 bệnh nhân bị sốt xuất huyết, nhiều trường hợp nặng phải theo dõi sát sao.

Bà N.T.H (67 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, tiểu cầu hạ thấp. Bệnh nhân này chia sẻ bà bị sốt nhưng tự mua thuốc về uống. Tình trạng không đỡ, bà thấy ngày càng mệt hơn, sốt, kèm theo ban dưới da. Khi làm xét nghiệm tại nhà, tiểu cầu của bà bị sụt giảm mạnh, bác sĩ yêu cầu nhập viện cấp cứu. Cả gia đình vội vàng đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. 

Nằm trên giường bệnh, người phụ nữ mệt mỏi than thở: "Tôi không thể ăn uống được, người mệt rã rời, miệng đắng ngắt, tưởng như không thể qua khỏi được".

Chồng bà H. đang chăm sóc vợ cũng cho biết ông không nghĩ vợ mình bị nặng như vậy. Tại viện, các bác sĩ đã truyền tiểu cầu, theo dõi biến chứng của sốt xuất huyết đối với bệnh nhân này.

Trường hợp khác cũng đang điều trị tại viện là anh N.Đ.V (trú tại Thạch Thất, Hà Nội). Anh có triệu chứng sốt cao và nghĩ mình bị sốt xuất huyết vì khu vực sinh sống đang có dịch. Tuy nhiên, anh cho rằng sốt xuất huyết không có gì đáng sợ nên đến một phòng khám gần nhà và được cho uống hạ sốt, nghỉ ngơi ở nhà. Ba ngày sau, tình trạng sức khỏe của anh không cải thiện, thậm chí ngày càng mệt hơn.

Khi ngủ dậy, anh xúc miệng và thấy mình bị chảy máu chân răng dữ dội, kèm theo chảy máu cam. Anh hoảng hốt gọi người nhà đưa đi viện cấp cứu.

Bác sĩ cho biết nếu chậm cấp cứu, bệnh nhân có thể rơi vàng trạng thái sốc, nguy hiểm tính mạng vì xuất huyết nhiều vị trí, tràn dịch màng bụng, màng phổi. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành điều trị, truyền máu cho anh. Mỗi ngày, anh V. được truyền hai bịch máu. Nhìn kim truyền trên tay, người đàn ông này lo lắng vì không nghĩ rằng sốt xuất huyết lại kinh khủng như vậy. 

Anh V. sau 3 ngày tự điều trị sốt xuất huyết phải vào viện cấp cứu. Ảnh: Thành Đông. 

Một mùa dịch có thể mắc 2 lần sốt xuất huyết

Bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Virus - ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết gần đây Hà Nội có hiện tượng thời tiết thất thường vừa nắng, vừa mưa dẫn tới muỗi sinh sôi và phát triển.

Theo bác sĩ này, so với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân vào viện điều trị sốt xuất huyết tăng hơn rất nhiều. Người bệnh thường có biểu hiện sốt và tự đi mua thuốc về điều trị, nhầm lẫn sốt xuất huyết với cúm A, cúm B và Covid-19. 

Bà H. điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương tưởng chừng như không thể qua khỏi. Ảnh: Thành Đông.

Ở miền Bắc, cao điểm của dịch sốt xuất huyết thường vào tháng 9-10 hàng năm. Tuy nhiên, năm nay, dịch bất thường, đến sớm hơn, nhiều bệnh nhân nặng. Trong đó, bác sĩ Hưng lo ngại nhất là biến chứng thoát huyết tương gây trụy mạch hoặc tiểu cầu giảm thấp gây chảy máu dưới da và mất máu cấp. 

Lưu ý, sốt xuất huyết có 4 type DEN1, DEN2, DEN3, DEN4 và bệnh nhân có thể tái mắc nhiều lần vì miễn dịch không bền vững. Bệnh nhân có thể mắc tới 2 lần trong một mùa dịch hoặc mắc 2 type khác nhau, lần tái mắc bệnh sẽ nặng hơn lần trước. 

Bác sĩ Hưng cho biết sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, bệnh nhân chỉ điều trị theo triệu chứng như sốt uống hạ sốt, bù dịch và theo các biến chứng đi kèm. Do đó, việc phát hiện sớm các trường hợp biến chứng do sốt xuất huyết rất quan trọng. 

Theo CDC Hà Nội, tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận hơn 1.100 ca sốt xuất huyết, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022, chưa có ca tử vong. Trong tuần, Hà Nội ghi nhận thêm 22 ổ dịch, trong đó, quận Hoàng Mai xuất hiện nhiều ổ dịch nhất (8 điểm), tiếp đến là Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng (2-3 điểm/quận). Các quận Thanh Trì, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoài Đức mỗi nơi một ổ dịch.

Phương Thúy

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Đang cập nhật dữ liệu !