Lý Nhân khởi sắc

Sau 5 năm (từ 2010 – 2015) với những cố gắng và nỗ lực bộ mặt nông thôn nơi đây có những khởi sắc đáng kể và tạo nên sức bật mới.

 Về tìm hiểu chương trình xây dựng NTM tại huyện Lý Nhân (Hà Nam) chúng tôi nhận thấy, sau 5 năm (từ 2010 – 2015) với những cố gắng và nỗ lực bộ mặt nông thôn nơi đây có những khởi sắc đáng kể và tạo nên sức bật mới. Nói về cơ sở hạ tầng, từ một huyện thuần nông, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên hầu như cả thời gian dài rất hạn chế trong việc đầu tư, nay đã được xây dựng mới rất nhiều, từ nhà văn hóa thôn, xóm, trường học, trạm y tế, đến hệ thống nước sạch…. Nổi bật nhất, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang. Từ nguồn vốn đầu tư của tỉnh (hỗ trợ xi măng), nguồn kêu gọi ủng hộ từ các doanh nghiệp và người dân được tuyên truyền, vận động góp kinh phí, ngày công và cả dịch dậu, hiến đất, công trình, nên đường giao thông nông thôn ở địa phương đã có sự thay đổi căn bản. Hiện, toàn bộ hệ thống đường giao thông thôn, xóm đã được mở rộng và trải bê tông theo đúng tiêu chuẩn về xây dựng NTM đề ra.

Lý Nhân khởi sắc - ảnh 1

Con đường được xây dựng do nhân dân xã Công Lý (huyện Lý Nhân) hiến đất

Tổng chiều dài các tuyến đường thôn, xóm đã làm của huyện đạt  hơn 570 km. Cùng với đó, các tuyến đường trục ra đồng được mở rộng, nhiều tuyến được rải đá cấp phối, đổ bê tông phục vụ phát triển sản xuất. Thực tế chứng minh, đường làm đến đâu, đời sống và kinh tế phát triển đến đấy. Khi các tuyến đường thôn xóm được xây dựng người dân tự đầu tư chỉnh trang, cải tạo và xây dựng nhà cửa. Vào mỗi thôn, làng ở các xã trong huyện một sức sống mới đang hiển hiện tất cả đều khang trang, sạch, đẹp hơn…

 Không chỉ hạ tầng, sản xuất của người dân có chuyển biến tích cực. Đồng ruộng đang được quy hoạch, chỉnh trang lại bằng việc xây dựng hệ thống đường nội đồng, kênh mương, dồn đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Từ đó, thuận lợi cho việc quy hoạch vùng phục vụ sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Từ vụ xuân 2014 trên địa bàn huyện đã xây dựng được 3 cánh đồng mẫu có quy mô từ 30 ha/ cánh đồng trở lên được bố trí cấy cùng giống, cùng trà ở 2 vụ lúa và sản xuất cây vụ đông hàng hóa (HTX Nhân Mỹ, Nhân Bình, Xuân Khê). Sang vụ xuân 2015 xây dựng thêm 1 cánh đồng mẫu diện tích hơn 30 ha (tại HTX Nhân Phúc, xã Phú Phúc). Các địa phương trong huyện triển khai thực hiện đề án phát triển cây trồng hàng hóa, đề án lúa gieo thẳng… Với chăn nuôi, Lý Nhân trở thành huyện đi đầu thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng công nghệ đệm lót sinh học và phát triển sản xuất nấm ăn.

Một vấn đề nối bật nữa trong sản xuất nông nghiệp ở Lý Nhân khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, đó là áp dụng sản xuất công nghệ cao thông qua dự án phát triển bò sữa dọ khu vực bãi ven sông Hồng và sông Châu. Tổng đàn bò sữa của toàn huyện đạt gần 300 con. Hay sản xuất đậu bắp trên đất bãi sông Châu tại xã Nhân Khang theo mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp và người dân. Hiện nay, Công ty TNHH An Phú Hưng (Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Kim Bình – Phủ Lý) đang triển khai sản xuất trên diện tích 34 ha thuê của người dân… Tính chung giá trị bình quân trên diện tích canh tác của toàn huyện đạt hơn 85 triệu đồng/ha/năm. Nhiều khâu trong sản xuất đã đưa cơ giới hóa vào thay thế sức người nâng cao hiệu quả giảm chi phí giá thành sản xuất. Nhất là khâu thu hoạch lúa, máy gặt đập liên hợp đã đảm nhiệm hơn 40% diện tích.  Theo ông Trần Văn Nhụ, Bí thư Đảng ủy xã Nhân Nghĩa: Chương trình xây dựng NTM thực sự là động lực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất ở địa phương. Khi phát động phong  trào và có được sự hỗ trợ của nhà nước thì toàn bộ cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân đều chung sức vì mục tiêu chung đưa quê hương đổi mới.

Theo đánh giá, đến thời điểm hiện nay toàn huyện có 1 xã đạt 18/19 tiêu chí (xã Nhân Bình), chấm điểm đạt 99/100 điểm; 1 xã đạt 17 tiêu chí ( Xuân Khê), 1 xã đạt 16 tiêu chí (Nhân Nghĩa), 1 xã đạt 15 tiêu chí, 5 xã đạt 14 tiêu chí, còn lại các xã đều đạt từ 11 – 13 tiêu chí. Lý Nhân đã có 3 xã được công nhận xã NTM, gồm: Xã Nhân Bình, Nhân Nghĩa, Xuân Khê. Diện mạo nông thôn mới ở Lý Nhân thực sự thay đổi,được nhìn nhận chính là thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đến hết năm 2014 đạt 25,4 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 14 triệu đồng/người/năm so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo từng năm, đạt 5% hiện nay, giảm hơn 10% so với cách đây 5 năm.

Trong buổi về dự tết trồng cây và kiểm ra sản xuất đầu xuân mới Ất Mùi 2015, đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo: Lý Nhân được xác định là huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Do vậy, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong huyện phải quyết tâm đặt ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) và sớm trở thành huyện NTM của tỉnh. Kết quả này tạo nền tảng vững chắc để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân.
 Ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện Lý Nhân cho biết: Huyện Lý Nhân đang quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu mà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đặt ra lộ trình phấn đâu xây dựng NTM. Theo đó, hết năm 2015 huyện có thêm 2 – 3 xã được công nhận xã NTM để nâng lên tổng số 5 – 6 xã vào cuối năm (hiện huyện có 2 xã được công nhận xã NTM). Trong những năm tiếp theo, mõi năm có ít nhất 2 xã đạt xã NTM. Như vậy, đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 17 xã NTM, đạt 77% và trở thành huyện NTM (tiêu chí đặt ra có 75% số xã đạt chuẩn NTM).

Mục tiêu đặt ra khá rõ ràng là sớm trở thành huyện NTM, tuy nhiên quá trình triển khai Lý Nhân đang gặp phải 1 số khó khăn. Đó là, nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thuộc nguồn ngân sách xã (Trung tâm văn hóa xã, đường trục xã, kênh mương…) rất hạn chế do ngân sách xã thu trên địa bàn rất thấp cơ bản vẫn dựa vào trợ cấp từ cấp trên. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những lao động không qua đào tạo, nhiều tuổi nhưng vẫn nằm trong độ tuổi lao động khó khăn. Một vấn đề nữa là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, ở một số nơi còn chập, ít áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật….

Những khó khăn trên đặt ra cho huyện Lý Nhân phải có được những giải pháp phù hợp thúc đẩy quá trình xây dựng NTM tại các địa phương. Về vấn đề này,  huyện Lý Nhân vẫn đặt ra mục tiêu lãnh đạo phát triển kinh tế là trọng tâm số 1, từ đó là nền tảng để thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu khác. Do vậy, Lý Nhân đang tích cực chuyển dịch cơ cấu trên đồng ruộng, tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung với những cây có giá trị kinh tế cao, như: Lúa chất lượng, dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, cà chua. Đặc biệt quan tâm phát triển đàn bò sữa tại các vùng đất dọc theo sông Hồng và sông Châu, phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn bò sữa của tỉnh đạt hơn 1.000 con. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp có khả năng đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra, huyện vẫn duy trì và phát triển mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, trồng nấm ăn, cung ứng thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ nhà máy đến hộ dân…. Cùng với phát triển kinh tế, trong xây dựng NTM huyện có kế hoạch, lộ trình đối với từng xã phù hợp nguồn lực và điều kiện từng nơi và có đầu tư trọng điểm nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Với các công trình hạ tầng tiếp tục kêu gọi xã hội hóa để thu hút nguồn vốn cũng như phát huy hiệu quả của các công trình được đầu tư xây dựng. Qua đó, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt yêu cầu xây dựng NTM

Mạnh Hùng

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !