Lương không đủ sống, thật khó giữ chân bác sĩ ở bệnh viện công?
Cuộc sống theo cơ chế thị trường và người ta phải lo cho cuộc sống của gia đình mình, nên dù có yêu thích thì họ cũng sẽ nghỉ việc.
Hơn 200 người ở BV Bạch Mai nghỉ việc: Nên đổi mới một cách... từ từ?
Cho rằng việc đổi mới, cải tổ ở Bệnh viện Bạch Mai là đúng, nhưng một lãnh đạo khoa mới xin nghỉ việc cho rằng "lãnh đạo nên làm từ từ để anh em kịp thích nghi".
Cơ chế tự chủ không rõ ràng
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cơ chế xã hội hóa, tự chủ ở bệnh viện tạo đà có kinh tế y tế phát triển. Khi nguồn lực nhà nước dành cho y tế hạn hẹp thì xã hội hóa rất tốt.
Các nước phát triển mô hình xã hội hóa của họ rất phát triển, tháo gỡ những khó khăn mà ngành y đang gặp phải. Nhưng tại Việt Nam, xã hội hóa hiện nay đang méo mó, tự chủ cũng nửa vời, dẫn tới nói rằng "cởi trói", nhưng thực sự không hề cởi trói. Vì vậy, trong giai đoạn cơ chế còn mập mờ thế này, nếu không cẩn trọng rất dễ mắc sai lầm.
Ở các nước phát triển, người ta không có quan niệm y tế tư nhân hay y tế nhà nước mà là y tế có lợi nhuận và y tế không lợi nhuận.
Các cơ sở y tế không lợi nhuận đều hoạt động với ngân sách của chính phủ, của các tổ chức từ thiện và nếu có lợi nhuận, họ lấy phần lợi nhuận này tăng cường trang thiết bị, đóng thuế và các dịch vụ từ thiện khác.
Họ vẫn được hạch toán đàng hoàng. Y tế tư nhân phát triển theo hướng riêng. Nhưng ở Việt Nam chủ trương đưa y tế công lập cạnh tranh với tư nhân và công lập phải lo trách nhiệm khám chữa bệnh cho người nghèo mà không có sự hỗ trợ từ nhà nước.
Bệnh viện Bạch Mai hoạt động theo cơ chế tự chủ. (Ảnh có tính chất minh họa) |
Đồng quan điểm với PGS Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà Nội cũng cho rằng: Tự chủ là cởi trói, là phát triển; nhưng tự chủ lại không để bệnh viện vận hành như một doanh nghiệp.
Ông dẫn chứng: "Mua sắm họ vẫn cần phải theo đấu thầu tập trung. Trong khi đó, đấu thầu tập trung lại không giúp người ta tốt hơn. Ví dụ: Bạn nhờ người ta mua hộ đồ nhưng thực tế đồ lại không rẻ hơn, thậm chí đắt hơn nhiều, chậm hơn, không đúng như mong muốn của bạn. Vậy thì tại sao lại sinh ra một bộ phận mua hộ, thay vì để mình tự đi mua nhanh hơn, rẻ hơn, đúng chủng loại mình cần sẽ tốt hơn?".
Vị lãnh đạo bệnh viện này kể, khi tự chủ nhưng có bệnh viện hai năm không mua được máy siêu âm vì cơ chế... cứ nửa vời.
Hay ví dụ như nhiều hãng dược lớn, thuốc tốt thì họ không tham gia đấu thầu, vì giá theo BHYT rẻ quá, người ta không làm được. Họ nói rằng chỉ ký trực tiếp với bệnh viện có hóa đơn mới làm. Nhưng với bệnh viện, việc nhập thuốc hay thiết bị cũng không được đi chệch chủ trương nên đành chờ, và chính người bệnh sẽ chịu thiệt thòi nhất.
"Thay vì cởi trói nhưng lại bó buộc thì nên để các bệnh viện tự chủ theo đúng tinh thần, và thay vì tham gia mua sắm tập trung thì giám sát họ, làm sai phải chịu trách nhiệm", vị này nêu quan điểm.
200 người nghỉ việc ở BV Bạch Mai: “Chúng nó phải gội đầu, phải gãi cho mẹ rồi"
Có những điều dưỡng nói thẳng họ không làm được việc đổ bô, vệ sinh, gãi ngứa cho bệnh nhân. Khi Giám đốc yêu cầu, nhiều người không hài lòng. Còn bệnh nhân thì hồn nhiên "ở đây chúng nó phải gội đầu, phải gãi cho mẹ rồi"
Đừng ép họ cống hiến khi không đủ sống
GS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai tâm sự, nhiều bác sĩ đang làm việc trong tình trạng "không có cuốc để cày, hoặc giá cái cuốc 10 nghìn thì chỉ cho người ta được dùng loại 3-4 nghìn đồng". Như vậy khó làm gây nên ức chế.
"Bác sĩ lại phải đi lo thuốc, lo BHYT, lo họp hành, lo đề xuất mua thiết bị, trong khi lẽ ra họ phải được trang bị. Ở cơ sở tư nhân, họ không phải làm việc đó. Họ không dành ¾ thời gian đi làm những công việc chẳng phải trách nhiệm cứu chữa người bệnh của mình", GS Bình nói.
Chứng kiến các bác sĩ trong khoa ra bệnh viện tư làm, ông Bình cho biết, dù rất tiếc nhưng cũng đành chịu vì môi trường làm việc không như ý, áp lực thu nhập. Họ chỉ được cái danh cống hiến những từ khóa mỹ miều, nhưng cơm áo gạo tiền thì không được lo. Ai cũng phải chăm lo cho gia đình mình, vì thế, khó mà giữ được khi họ muốn ra đi tìm cơ hội tốt hơn.
Bác sĩ ra bệnh viện tư nhân làm lương 150 triệu đồng/tháng, trong khi tại BV Bạch Mai họ chỉ còn được có 14-20 triệu đồng/tháng.
“Một bác sĩ trẻ rất tiềm năng đã bảo rằng, cháu rất muốn làm việc với chú, nhưng mẹ cháu đã nuôi cháu 10 năm rồi, cháu sẽ phải lấy vợ nên không thể làm ở đây được. Họ không đủ sống thì họ phải đi tìm cơ hội mới”, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.
Ông tiết lộ thêm, từ trước tới nay, các bác sĩ vẫn chạy từ bệnh viện công ra bệnh viện tư rất nhiều, nhất là ở miền trong nên việc hơn 200 cán bộ, bác sĩ mới nghỉ việc ở BV Bạch Mai không có gì là bất thường cả. "Làm việc ở đâu cũng là chữa bệnh cho người dân nên không có chảy máu chất xám", GS Bình khẳng định.
K.Chi