Lời phê cảnh cáo của giáo viên vào bài kiểm tra Văn khiến học trò 'câm nín'

Đúng là “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, nhưng mấy chiêu trò của đám học sinh làm sao có thể qua mắt được thầy cô.

Đối với một số cô cậu học sinh, môn Văn luôn là một thử thách "khó nhằn". Thế nên, cứ mỗi lần sắp kiểm tra Văn là họ lại cuống cuồng tìm nguồn tham khảo. Tuy nhiên, có bạn lười biếng tới mức làm trò gian lận, lên mạng "bê" nguyên văn văn mẫu trên mạng vào bài làm của mình.

Cứ tưởng chép văn trên mạng thì không ai phát hiện ra, nhưng thực tế thì chiêu trò này sao có thể qua mắt được các thầy cô. Internet phát triển, học sinh có thể lục lọi văn mẫu ở mọi nơi thì giáo viên cũng có vô vàn cách để “soi” bài làm của học trò. Chỉ cần một thao tác tra cứu bằng công cụ tìm kiếm là thầy cô có thể dễ dàng nhận ra học trò lấy bài viết ở nguồn nào. 

Mới đây, trên mạng xã hội có chia sẻ hình ảnh lời nhận xét của giáo viên về bài kiểm tra Văn của một học sinh khiến ai nấy đều phải “gật gù” trước pha cảnh cáo “đỉnh của chóp” này.

Theo đó, giáo viên này đã tra cứu được bài văn mẫu mà học trò đã sao chép nên trong phần lời phê đã ghi hẳn link nguồn chép, không quên cho thêm một số nhận xét về lỗi chính tả trong bài kiểm tra này.

“Bài viết được chép lại từ (trích link nguồn văn mẫu). Lỗi chính tả, chữ viết”, lời phê ngắn gọn nhưng đủ sức khiến học sinh phải “xanh mặt”.

Thế mới thấy, giáo viên đã chấm bài công tâm như thế nào. Không biết điểm số của bài kiểm tra này là bao nhiêu nhưng chắc chắn số điểm cũng chẳng thể như mong muốn. 

{keywords}
Lời phê của cô giáo đủ khiến học xinh phải "xanh mặt"

Ngay khi bài kiểm tra này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng. Ai nấy đều trầm trồ trước sự "cao tay" của giáo viên, đồng thời cũng nhận xét rằng bạn học sinh trong câu chuyện này quá lười, không chịu suy nghĩ khi làm bài kiểm tra. Học sinh tham khảo để sáng tạo cho riêng mình nhưng tuyệt đối không nên sao chép y nguyên văn mẫu của người khác. 

Một số bình luận từ dân mạng:

- Gặp cô nắm bắt trend các văn mẫu trên mạng rồi!

- Đây là cái kết việc chép y trên mạng.

- Bạn không ghi nguồn nên cô ghi hộ thôi mà!

- Bê luôn văn mẫu người ta vào, bảo sao cô chả biết.

- Giờ công cụ tìm kiếm sao chép dễ không ý mà, thậm chí, sao chép một đoạn văn lên mạng là ra ngay bài gốc. Tự thân vận động là tốt nhất nhé bạn. Chứ sau này đi thi, không có mạng thì ngồi cắn bút à?

Học cho mình, chứ đâu có học cho ai. Thế nên, các bạn học sinh hãy tự thân vận động trong các bài kiểm tra, thi cử, từ đó biết khả năng của mình đến đâu để tiếp tục cố gắng và hoàn thiện hơn nhé!

Bài văn kể chuyện trốn bố đi chơi game để 'chứng tỏ có gan', cái kết khiến ai nấy cười ngặt nghẽo

Bài văn kể chuyện trốn bố đi chơi game để 'chứng tỏ có gan', cái kết khiến ai nấy cười ngặt nghẽo

Thể hiện bản lĩnh cũng phải tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm nữa các con ạ.

Bạch Dương

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng'

ĐB Nguyễn Văn Huy phân tích, nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì việc nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Điều kỳ diệu mang tên cô hiệu trưởng: 'Cô đã cho con tôi một cuộc đời mới'

“Gia đình chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô B. Tôi đã sinh ra con nhưng chính cô mới là người cho con một cuộc đời bình thường như các bạn”, phụ huynh của một trẻ mắc chứng tự kỷ nói về nữ hiệu trưởng.

Đang cập nhật dữ liệu !