Loạn luân, những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh gì?

Loạn luân, hôn nhân cận huyết là một trong những lý do chính gây bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia ở những đứa trẻ được sinh ra từ những mối quan hệ này.

Trao đổi với phóng viên Infonet, Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định ADN - Viện Khoa học hình sự (Bộ Công An) cho biết, khi nói đến hiện tượng cận huyết hay loạn luân là nói đến những vấn đề nhạy cảm, phức tạp vì liên quan đến đời sống xã hội và pháp luật. Song, với cách nhìn của khoa học thì nó lại có tác động đến sự phát triển thể chất và trí tuệ con người.

Cụ thể, các tài liệu khảo sát và công bố của các nhà chuyên môn đã chứng minh hôn nhân cận huyết là một trong những lý do chính gây bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia. Để khẳng định chính xác những đứa trẻ ở Tịnh thất Bồng Lai có mẫu AND trùng với ông Lê Tùng Vân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh hay không, đại tá Hà Quốc Khanh cho rằng cần phải có các xét nghiệm cụ thể. Tuy nhiên, nguy cơ mang gen bệnh là hiện hữu.

TS.BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nhận định, Thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi.

Theo kết quả bước đầu khảo sát tình trạng mang gen bệnh Thalassemia trên toàn quốc năm 2017, hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia.

Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc.

Hiện nay có trên 20.000 người bị Thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.

Đáng lưu ý, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Lý giải  nguyên nhân của căn bệnh này dưới góc nhìn của một chuyên gia di truyền học, đại tá Hà Quốc Khanh cho rằng, nguyên nhân của bệnh là do đột biến gen Alpha – Thalassemia trên nhiễm sắc thể số 16 và Beta – Thalassemia trên nhiễm sắc thể số 11, làm giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi globin và bệnh được di truyền theo kiểu gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Theo đó, nếu một trong hai bố mẹ mang gen bệnh (đột biến) thì khả năng 50% con sinh ra mang gen bệnh và 50% con sinh ra không mang gen bệnh; nếu cả 2 bố mẹ đều mang gen bệnh, khả năng 25% con sinh ra sẽ bị bệnh, 50% con sinh ra mang gen bệnh và 25% con không mang gen bệnh.

“Biến chứng của hội chứng bệnh thường gây ra khả năng tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến dạng xương, chậm phát triển và các bệnh về tim mạch. Cận huyết và loạn luân không chỉ gây ra hội chứng bệnh Thalassemia mà theo nghiên cứu của Robert E. Wenk (2008) cho rằng, các đứa trẻ sinh ra từ những cặp bố mẹ có quan hệ cận huyết có thể được thừa hưởng 2 alen do tổ tiên truyền lại (Identical By Descend - IBD) nên làm tăng kiểu gen đồng hợp tử và vì vậy sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về di truyền”, đại tá Hà Quốc Khanh nhấn mạnh.

Đối với các trường hợp loạn luân, theo các kết quả khảo sát và nghiên cứu của nhóm tác giả D. Corach và cộng sự (2003) của 33 vụ loạn luân và 300 ca xét nghiệm huyết thống không có quan hệ cận huyết để so sánh, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng:

Những vụ loạn luân thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử ở những đứa con chiếm trên 40%

Ngược lại, những ca không có quan hệ cận huyết thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử trung bình chỉ chiếm 30%.

Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định rằng, khi thấy xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử của những đứa con đạt từ trên 40% thì không loại trừ khả năng là loạn luân. Tương tự, tác giả Ammirah  J. Omar và cộng sự (2012) cũng công bố kết quả tương tự. Và theo quan sát của chúng tôi, khi xử lý một số vụ loạn luân trong các vụ án hình sự thông qua giám định ADN tại Việt Nam cũng cho thấy kết quả tương đồng.

Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống nòi, sức khoẻ những đứa trẻ, xét về mặt xã hội đại tá Hà Quốc Khanh cho rằng hôn nhân cận huyết và loạn luân gây ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình; phá vỡ và làm thui chột giá trị truyền thống văn hóa gia đình tốt đẹp.

“Từ những thực tế trên cho thấy, quan niệm cổ xưa vẫn còn tồn tại ở đâu đó cho rằng “Trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm” thì với góc nhìn của Di truyền học sẽ không còn phù hợp với quy luật phát triển và tiến hóa nữa.

Bởi vậy ngẫu phối (Random Mating) là cách để tạo nên lượng biến dị di truyền lớn trong quần thể, làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Quần thể ngẫu phối duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần thể”, đại tá Hà Quốc Khanh nhấn mạnh.

Để ngăn ngừa tình trạng này, đại tá Hà Quốc Khanh cho rằng, cần loại bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết ra khỏi đời sống xã hội; xử lý nghiêm khắc những trường hợp loạn luân theo quy định của pháp luật.

Với khoa học, các cặp nam nữ trước khi kết hôn cần được tư vấn sàng lọc tiền hôn nhân để phát hiện xem hai người có ai mang gen bệnh tan máu bẩm sinh hay không, thông qua xét nghiệm gen để tìm những đột biến gây bệnh nếu có. Từ đó làm cơ sở để quyết định có nên kết hôn hay không hoặc kết hôn thì cần những điều kiện gì trên cơ sở tư vấn của nhà chuyên môn.

N.Huyền 

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Đang cập nhật dữ liệu !