Loài cá ngụy trang thành lá cây khô giống hơn cả thật
Loài cá lá Nam Mỹ có thể ngụy trang thành lá cây giống hơn cả thật khiến kẻ thù không đề phòng rồi nhanh chóng tóm gọn.
Loài cá ngụy trang thành lá cây khô giống hơn cả thật |
Trong thế giới hoang dã, khả năng ngụy trang của các loài động vật là vô cùng quan trọng. Thông thường, một số động vật không thể tự bảo vệ bản thân như côn trùng, bò sát hay các loài chim nhỏ, cá nhỏ sẽ có khả năng biến hóa siêu việt.
Cá lá Nam Mỹ là một trong những loài săn mồi khét tiếng dựa vào khả năng ngụy trang gần như hoàn hảo và sự kiên nhẫn để phục kích con mồi cũng như lẩn trốn khỏi những kẻ săn mồi lớn hơn.
Có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon ở Bolivia, Brazil, Colombia, Peru và Venezuela, loài cá lá không chỉ biến đổi giống một chiếc lá khô gần như hoàn hảo mà những chi tiết nhỏ trên cơ thể như sợi nhỏ ở đầu rất giống với cuống lá.
Cá lá uốn mình, lắc lư nhưng hiếm khi di chuyển thẳng đứng, thường nghiêng mình hướng xuống dưới, do vậy nó trông giống như chiếc lá khô trên mặt nước.
Với thân hình dẹt, phẳng màu nâu sẫm đặc trưng trông cá đã khá giống chiếc lá, cộng thêm nghệ thuật bắt chước chuyển động lá khô trong nước nên những đối thủ của cá lá Nam Mỹ gần như không thể phát hiện.
Trong khi đó, kẻ săn mồi hẳn không tốn thời gian để theo đuổi một chiếc khô trôi trên làn nước. Ngoài khả năng bắt chước, loài cá lá còn có một kỹ thuật săn mồi rất hấp dẫn, đó là chúng có thể ngay lập tức mở rộng hàm, kéo nạn nhận về phía mình khi ở cự ly đủ gần.
Nhờ khả năng ngụy trang siêu việt của mình, nhiều loài động vật nhỏ bé có thể tránh được những nguy hiểm luôn rình rập ở ngoài thiên nhiên hoang dã.
Khi ngậm miệng lại, di chuyển nhẹ nhàng, con cá trông giống hệt như một chiếc lá khô thật, khó mà phân biệt được.
Phần lớn con mồi của cá lá thường có chiều dài bằng một phần ba cơ thể nhưng đôi khi cá cũng có thể hút nạn nhân có kích thước khoảng hai phần ba chiều dài.
Loài cá lá Nam Mỹ được phát hiện vào những năm 1920 trong cuộc nghiên cứu ghi lại các loài liên quan đến việc những sinh vật sống trong một con suối chết hàng loạt. Một nhà nghiên cứu khi đó tình cờ nhận ra 'chiếc lá' kỳ dị có miệng mở rộng giữa những chiếc lá thật khác đang trôi trên mặt nước.
Khi nuôi trong bể cá, cá lá Nam Mỹ yêu cầu những điều kiện khắt khe như nước phải sạch sẽ, gần với điều kiện hoang dã nhất có thể.
Đàn cá heo khốn khổ vì mắc cạn trên bờ biển
Hàng chục con cá heo mắc cạn vào bờ biển phía tây bắc Ả Rập Xê Út do gió mạnh và thủy triều.
Hoàng Dung (lược dịch)