Liên tục viết di chúc rồi xé vì trầm cảm

Kinh tế khá giả, các con đều thành đạt, nhưng hai năm nay chị Trần (47 tuổi, Đà Nẵng) bỏ bê công việc kinh doanh, không nấu ăn mà chỉ suốt ngày ngồi viết di chúc xong rồi…xé.

Liên tục viết di chúc rồi xé vì trầm cảm - ảnh 1

50% tái phát nếu không được điều trị

Hai con trai chị đã lập gia đình riêng và kinh doanh quần áo trẻ em. Từ khi 2 con chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống (khoảng 2 năm trước) chị ít đến cửa hàng hơn mà phó thác toàn bộ cho 2 nhân viên trông coi. Tự nhiên chị không thích ra ngoài, thậm chí ngay cả hàng xóm cũng không sang chơi. Trong những bữa ăn tối, thi thoảng chị lại giấu chồng khóc một mình. Lâu dần, chị không còn muốn nấu ăn nữa.

Việc đó kéo dài suốt mấy tháng liền khiến chồng chị bắt đầu cảm thấy khó chịu. Cực chẳng đã, chị phải đi viện khám. Tại đây các bác sĩ kết luận chị bị trầm cảm, nhưng chị không tin và nhất quyết không chữa. Ngày qua ngày, chị không còn thiết tha làm gì, ăn gì, thích gì, thậm chí chị đã nhiều lần ngồi vào bàn viết di chúc nhưng rồi lại xé đi. Chỉ đến khi chồng chị nhìn thấy những mảnh giấy bị xé vụn, anh mới kiên quyết đưa chị đến viện chữa…

BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, hiện Tổ chức Y tế Thế giới nhận định sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Rối loạn trầm cảm là một vấn đề lớn trong lĩnh vực tâm thần học, chiếm tỷ lệ cao tại nhiều nước trên thế giới, như Mỹ gần 10%.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu quốc gia năm 2002 cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ đến gần 4% dân số. Dự báo các vấn đề tâm thần sẽ gia tăng một cách nhanh chóng.

Điều đáng ngại là, nhiều người vẫn  hiểu nhầm và tin rằng trầm cảm chỉ là việc ai đó cảm thấy buồn hoặc không có động lực hoặc lười biếng, nhưng trong thực tế trầm cảm là một bệnh phức tạp và nghiêm trọng gây ra bởi sự mất cân bằng các chất sinh hóa ở trong não và có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.

Triệu chứng của trầm cảm có thể bao gồm cảm thấy buồn và vô vọng, không thích thú với những hoạt động như trước đây, có vấn đề về giấc ngủ hoặc lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Trầm cảm là một bệnh khá phổ biến với khoảng 10% dân số mắc ít nhất một lần tại thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Với một người điển hình mắc trầm cảm mà không được điều trị, thì bệnh sẽ kéo dài khoảng một năm, rồi dần qua đi nhưng khả năng tái phát trong tương lai thì khá cao. Nếu ai đó đã bị trầm cảm thì khả năng tái phát là khoảng 50% nếu không nhận được điều trị phù hợp.

Thậm chí, theo BS La Đức Cương thì những người không biết về trầm cảm đôi khi tin rằng điều trị trầm cảm là sang chảnh và rằng trầm cảm không cần thiết phải điều trị vì tự nó sẽ qua đi. Tuy nhiên điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm là rất quan trọng. 

Hơn nữa, hậu quả của trầm cảm có thể rất nặng nề. Người bị trầm cảm có thể có khó khăn đáng kể trong khi làm việc (khoảng 75% bệnh nhân trầm cảm) hoặc giúp đỡ chăm sóc gia đình (khoảng 65% bệnh nhân trầm cảm). Khả năng người bị trầm cảm tự tử khá cao (khoảng 15% bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, và khoảng 4% bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát).

“May mắn là có các phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả. Đầu tiên là điều trị bằng thuốc. Điều trị bằng thuốc thường hiệu quả (khoảng 65% bệnh nhân điều trị thành công bằng thuốc) và khá dễ dàng cho bác sỹ và y tá sử dụng. Bệnh nhân thường thích điều trị bằng thuốc bởi vì điều này đơn giản, không đòi hỏi nhiều nỗ lực. 

Tuy nhiên, với phương pháp này có khoảng 1/3 bệnh nhân có tác dụng phụ do dùng thuốc như buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoa mắt, cảm thấy mệt mỏi… Đặc biệt, khi dừng uống thuốc, các triệu chứng của trầm cảm có thể quay trở lại” – BS Cương nói.

Kích hoạt hành vi chữa trầm cảm

BS Cương cho rằng, cùng với liệu pháp hóa dược, các liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng để vượt qua khó khăn. Với phương pháp này bệnh nhân sẽ được nói chuyện với y tá, nhà tâm lý, cán bộ công tác xã hội, bác sỹ hoặc những nhà chuyên môn khác để học những cách mới, hiệu quả hơn khi suy nghĩ (như phân tích những thuận lợi và bất lợi của một tình huống nào đó để đưa ra quyết định phù hợp) và các hành động mới (như học những cách mới để giúp đỡ gia đình).

Trở lại trường hợp bệnh nhân Trần, sau khi được các bác sĩ kết luận chị mắc chứng trầm cảm và  áp dụng biện pháp tâm lý chữa trầm cảm đã có những tiến bộ đáng kể. Theo đó, một lần/tuần trong 6 tuần chị được gặp bác sĩ tâm lý để giúp chị hiểu trầm cảm là một bệnh y khoa chứ không phải do tính cách.

“Lúc đầu tôi không tin vào những điều y bác sĩ nói, bởi tôi không hiểu làm thế nào mà tích cực hoạt động sẽ giúp tôi không cảm thấy buồn. Nhưng sau đó tôi bắt quay trở lại công việc bán hàng và thăm bạn bè một lần một tuần. Tôi rất ngạc nhiên sau vài tuần thấy tâm trạng của mình tốt hơn, không còn buồn chán đặc biệt không còn cảm thấy nấu ăn như một cực hình… Đến tuần thứ 6 tôi vẫn còn thấy mệt mỏi chút ít, nhưng đã có thể đi làm và chăm sóc gia đình” – chị Trang phấn khởi cho biết.

Theo BS Cương, từ năm 2009-2011, bệnh viện đã tiến hành thử nghiệm điều trị trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Nhóm thử nghiệm tiến hành tại 8 trạm y tế ở 2 tỉnh, trong đó 1 là được điều trị thuốc và trị liệu tâm lý, nhóm thứ 2 chỉ được điều trị bằng thuốc với 475 bệnh nhân người lớn bị trầm cảm. Độ tuổi trung bình là 50 trong đó 74% là nữ giới, gồm nhóm nông dân, buôn bán, công nhân và làm nội trợ. Người bệnh được đánh giá tại 4 thời điểm: trước can thiệp; sau 1,5 tháng; 3 và 6 tháng.

Kết quả cho thấy các bệnh nhân được kết hợp liệu pháp tâm lý có sự cải thiện tốt hơn trong mọi lĩnh vực: trầm cảm, lo âu, chức năng sức khỏe thể chất và cảm xúc. Cụ thể, sau khoảng 1 đến 1,5 tháng điều trị 65% bệnh nhân trầm cảm hết trầm cảm, và sau 6 tháng 77% bệnh nhân không bị tái phát.

BS Cương nhấn mạnh để điều trị hiệu quả, liệu pháp tâm lý thường đòi hỏi bệnh nhân gặp gỡ với nhà trị liệu trong khoảng 45 phút/1 lần/tuần, trong vòng khoảng 2 tháng. Vì vậy điểm yếu của tâm lý trị liệu là đòi hỏi nhiều công sức và thời gian từ cả bệnh nhân và nhà trị liệu so với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, tâm lý trị liệu không gây ra tác dụng phụ, nếu trị liệu thành công thì hầu như không có khả năng tái phát. Nếu thực hiện chính xác, khoảng 75% bệnh nhân có thể thành công với tâm lý trị liệu.

Theo khảo sát ban đầu tại Khánh Hòa chỉ có 7 bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho 1,2 triệu người, con số này ở Đà Nẵng là 37 trên 800.000 người. Khoảng ¼ người lớn ở 2 tỉnh được sàng lọc mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.  

Ngô Châu Anh

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !