Lão nông 'đánh thức' vùng đất khó, thu nhập chục tỷ mỗi năm

Nhiều năm tìm tòi, trồng thử nghiệm các loại cây ở ''vùng đất khó'' Hạnh Lâm (Thanh Chương, Nghệ An), ông Phan Đình Đường tìm thấy thành công ở cây chè. Chế biến chè xuất khẩu, gia đình ông thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Khai phá… vùng đất khó

Về với vùng đất Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương, Nghệ An) hôm nay, trước mắt chúng tôi toàn là một màu xanh bát ngát của những đồi chè xanh mướt với diện tích hàng trăm hecta của bà con nông dân. Trước đây, Hạnh Lâm được biết đến là vùng hoang hóa, cằn cỗi, duy chỉ có cây chè xanh mới “bén duyên”.

Năm 1985, sau khi học xong chương trình cấp 3, ông Phan Đình Đường (SN 1962, trú xóm 1, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương) tiếp tục tự học, trau dồi thêm kinh nghiệm làm nghề bốc thuốc, chữa bệnh cứu người (do gia đình có truyền thống làm nghề y bốc thuốc).

Tâm huyết, trách nhiệm với nghề thầy thuốc, một thời gian sau đó, ông Đường được địa phương giao đảm nhận vị trí y tá thôn bản tại xã Hạnh Lâm, chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân.

{keywords}
Ông Phan Đình Đường là người tiên phong đưa giống chè về trồng ở vùng đất khó Hạnh Lâm.

Ông Đường kể lại, thời điểm đó, nhiều gia đình trong xã Hạnh Lâm bị những cơn sốt rét hành hạ, mỗi khi có người bị bệnh, ông phải băng rừng lội suối đến từng nhà dân để điều trị cho mọi người.

"Chăm sóc điều trị bệnh nhân, đến khi người dân khỏi bệnh tôi lại một mình băng rừng về nhà… Ngày xưa vùng đất này như vùng đất "chết", núi rừng bao quanh, đời sống người dân nơi đây vô cùng khó khăn, cây cối hoa màu không phát triển được", ông Đường nhớ lại.

Cuộc sống vất vả khó khăn là vậy nhưng ông Phan Đình Đường vẫn luôn “bám” thôn bản hàng ngày để chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương. Ngoài trách nhiệm y tá thôn bản, ông Đường còn chăm chỉ khai hoang đất rừng để thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới với mong muốn phát triển kinh tế gia đình.

Tuy nhiên, các loại cây ăn quả, cây thân gỗ sau khi trồng thử nghiệm đều không đem lại hiệu quả. Trong khó khăn, ông Đường bắt đầu đưa cây chè xanh vào trồng nơi mảnh đất mình mới khai hoang. Thấy cây chè bén rễ và xanh tốt, ông khấp khởi mừng vui.

Năm 1999, ông là người tiên phong đưa giống chè xanh mới vào trồng mở rộng tại địa phương. Những năm đầu trồng chè, gia đình chỉ hái chè bó gọn lại rồi chở bằng xe đạp đi bán cho người dân ở thị trấn Dùng (nay là thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương) và một số địa phương lân cận khác. Cuộc sống khi ấy vẫn rất vất vả khó khăn, không đủ nuôi các con ăn học, lo toan cuộc sống gia đình.

Nhiều đêm trăn trở, tìm tòi học hỏi, ông Đường cũng đã học được cách sao chè (sao những ngọn chè tươi thành chè khô, đóng gói - PV) và bắt đầu tìm kiếm thị trường để tiêu thụ. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông dần dần ổn định và phát triển.

Nhâm nhi chén nước chè xanh - sản phẩm do chính mình trồng, ông Đường tâm sự: "Từ lúc gắn bó với nghề trồng chè, mỗi lần thu hoạch bán mỗi bó chè chỉ được khoảng 2.000 - 5.000 đồng, trong khi nhiều địa phương khác lại bán chè khô, mỗi cân từ 30.000 - 40.0000 đồng, tôi rất trăn trở, quyết tìm tòi và bằng mọi cách tìm hiểu kỹ thuật làm chè khô xuất khẩu để làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".

{keywords}
{keywords}
Cơ sở Đường Hương hàng ngày thu mua hàng tấn chè xanh cho bà con nông dân địa phương.

Khẳng định thương hiệu

Từ khi bắt tay vào sản xuất, chế biến chè khô, thị trường tiêu thụ mở rộng nhanh chóng. Nhu cầu về nguyên liệu rất lớn, ông Đường đã hướng dẫn, khuyến khích bà con trong vùng khai hoang để làm đất trồng chè, đứng ra cam kết thu mua, bao tiêu sản phẩm.

Ông Đường kể tiếp: "Thấy việc làm ăn bắt đầu tiến triển, để mở rộng sản xuất, tôi một mình đi đến các tỉnh thành như Yên Bái, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Đắk Lắk... để nghiên cứu mua máy móc, thiết bị, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm mang thương hiệu Đường Hương''.

Thời gian đầu khởi nghiệp, gia đình gặp muôn vàn khó khăn. Tất cả vốn liếng đều phải vay mượn của anh em bạn bè rồi đến ngân hàng. Để đáp ứng được chất lượng của sản phẩm, năm 2004, ông Đường tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm nhiều máy móc thiết bị để nâng cao năng suất.

{keywords}
{keywords}
Ông Phan Đình Đường tỉ mỉ kiểm tra công đoạn sao chè xanh tại cơ sở.

Hiện nay, ngoài 3ha chè của gia đình, cơ sở sản xuất chế biến chè Đường Hương đã nhận bao tiêu hơn 100ha chè của người dân trong vùng; giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, lương bình quân mỗi tháng 4 - 5 triệu đồng.

Chè sau khi được thu mua về, công nhân lựa sao chè xong đến công đoạn vò chè, sau đó chuyển đến dây chuyền sấy chè, khi đó mới định hình phân loại và đóng gói chè trong quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Mỗi tấn chè tươi sau khi chế biến, sao ra thì được 150kg trà xanh loại 1 và hơn 50kg chè xanh loại 2. Chè tươi được thu mua tại địa phương giá 3.000 đồng/kg, trong khi đó chè khô sau khi chế biến, bán ra thị trường giá từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg. Tổng doanh thu mỗi năm của xưởng sản xuất khoảng 20 tỷ đồng”, ông Đường chia sẻ.

Hiện nay, ngoài thị trường trong nước, sản phẩm của cơ sở sản xuất chế biến chè Đường Hương còn xuất khẩu sang các thị trường Pakistan, Afghanistan, Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út)…

{keywords}
Sản phẩm của cơ sở Đường Hương chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Pakistan, Afghanistan, Saudi Arabia… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương) chia sẻ: “Ông Phan Đình Đường là người tiên phong đi đầu trong việc trồng, chế biến sản xuất chè xanh ở địa phương. Đến nay, ngoài một lượng lớn chè bán ra thị trường trong nước, sản phẩm chè xanh Đường Hương còn xuất khẩu ra nước ngoài và dần khẳng định thương hiệu chè xanh xứ Nghệ.... 

Trong thời gian vừa qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, gia đình ông Đường đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nấu hàng trăm suất cơm ủng hộ cho công dân cách ly và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Gia đình ông Đường cũng thường xuyên hỗ trợ địa phương trong việc làm đường nông thôn, giúp đỡ hộ nghèo... được người dân quý mến, khâm phục''.

“Qua nhiều năm, cơ sở sản xuất, chế biến chè của gia đình ông Phan Đình Đường đã khẳng định được thương hiệu, uy tín. Đây là mô hình, là cơ sở sản xuất chế biến chè xanh khép kín với hệ thống máy móc hiện đại, mang lại cho hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương”, ông Trần Phi Hùng, Trưởng phòng NN&PTNN huyện Thanh Chương đánh giá.

Bảo Trâm

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Bụi mù mịt ở sân bay Long Thành, có thể đình chỉ thi công

“Tình trạng bụi mù mịt ở công trường sân bay Long Thành là do các biện pháp bảo vệ môi trường không được thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc”, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam nói.

Người đàn bà 26 năm làm điều cảm động trong căn nhà bên sông

Suốt 26 năm qua, bà Tuyết côi cút đạp xe nhặt ve chai, xin cơm thừa về nuôi đàn chó, mèo mà mình nhặt được.

Nhà cổ Bến Tre hút khách, chủ nhân trẻ tiết lộ điều bất ngờ

Ngôi nhà đang thu hút nhiều khách tham quan, chuyên gia văn hóa, sinh viên các ngành mỹ thuật, kiến trúc… đến tìm hiểu kiến trúc, phong tục, lễ nghi cổ truyền.

Phóng viên Nick Út: Ba lần bị thương, một lần đồng nghiệp thế mạng

Kỷ niệm đã xa theo thời gian được ông nhắc đến như vừa xảy ra hôm qua. Chiến tranh Việt Nam qua lời kể của ông, thật khắc nghiệt.

Xuất hiện hành vi ghép mặt, giọng nói giống hệt người thân để lừa đảo

Các đối tượng sử dụng công nghệ Deepfake AI, tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video với độ chính xác rất cao để lừa đảo.

Mưa đá cường độ lớn chưa từng thấy ở TT-Huế

Một trận mưa đá cường độ lớn chưa từng thấy với những viên đá có kích thước từ 1-2cm trút xuống một xã thuộc huyện miền núi tỉnh TT-Huế.

Lốc xoáy khiến 46 nhà dân tốc mái, sập đổ ở Yên Bái

Chiều 24/3, trao đổi với PV VietNamNet, ông Đặng Duy Hiển, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra lốc xoáy cục bộ làm tốc mái, đổ sập nhiều nhà dân.

Chuyện người phụ nữ tự đẻ 4 đứa con trên thuyền ở sông Vinh

Nép mình dưới chân cầu Cửa Tiền 1, thuộc khối Yên Hạ, phường Vinh Tân, TP Vinh (Nghệ An) có một xóm chài, ở đó có người phụ nữ tự mình sinh ra 4 người con trên thuyền.

‘Làng anh, làng em’ ở Thanh Hóa, hàng trăm năm không có người lấy nhau

Từ một hương ước về “làng anh, làng em”, trai gái giữa hai làng của hai xã ở Thanh Hóa suốt hàng trăm năm qua không lấy nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !