Những cô giáo vùng sâu đăng ký hiến tạng

Với mong muốn lan tỏa những hành động đẹp, giúp người khác sống tốt hơn, 3 nữ giáo viên và nhân viên thư viện trường Tiểu học Lê Văn Tám (Đắk Lắk) đã cùng đăng ký hiến mô, hiến tạng cho y học sau khi qua đời.

Giấy hiến tạng gửi về trường tiểu học vùng sâu Đắk Lắk

Ngày 20/11, ông Kiều Hòa Nha, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) xác nhận, có 4 giáo viên, nhân viên trong trường vừa được nhận thẻ đăng ký hiến tạng sau khi qua đời từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) gửi về.

{keywords}
Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp) nơi có 3 giáo viên và nhân viên thư viện đăng ký hiến tạng.

Theo tìm hiểu, các cô giáo vừa nhận thẻ đăng ký hiến mô, hiến tạng sau khi qua đời đang công tác tại trường Tiểu học Lê Văn Tám gồm cô Đàm Thị Nguyệt, C.H.P, L.T.H và chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (nhân viên thư viện thiết bị).

Theo chia sẻ của các cô, vào cuối tháng 10/2021, trong một lần trò chuyện của 4 chị em nhắc về câu chuyện hiến mô, hiến tạng cho y học, không ngờ, cả 4 người đều đã ấp ủ ý định sẽ hiến mô hiến tạng sau khi qua đời từ lâu nên cuộc nói chuyện trở nên sôi nổi. Thế rồi, không lâu sau, cả 4 người cùng rủ nhau tìm hiểu thủ tục để nộp hồ sơ đăng ký hiến mô, hiến tạng sau khi qua đời gửi về Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Đến ngày 11/11 vừa qua, phía Bệnh viện Chợ Rẫy đã xét duyệt xong hồ sơ, cấp thẻ hiến mô hiến tạng cho y học sau khi qua đời về cho chị Thanh và 3 giáo viên của trường Tiểu học Lê Văn Tám khiến 4 chị em vui mừng khôn xiết.

Cô giáo Đàm Thị Nguyệt (Tổng phụ trách Đội, trường Tiểu học Lê Văn Tám) cũng vui mừng khôn xiết khi nhận được thẻ “đăng ký hiến mô, hiến tạng sau khi qua đời” từ Bệnh viện Chợ Rẫy.

Mong người cần thay tạng có cuộc sống tốt hơn

“Tôi cảm thấy thực sự rất hạnh phúc khi đăng ký hiến tạng thành công. Cũng như các bạn trong trường, tôi chỉ muốn lan tỏa những câu chuyện đẹp đến với xã hội. Gia đình cũng tôn trọng việc làm của tôi nên không ai ý kiến gì”, cô Nguyệt chia sẻ.

Được biết, cô Nguyệt là một giáo viên rất năng động, ngoài công tác chuyên môn còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là hoạt động tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid-19 năm 2020-2021 trên địa bàn huyện Ea Súp.

{keywords}
Cô giáo Đàm Thị Nguyệt (thứ 2 từ trái sang), nữ giáo viên giỏi giang năng động, đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Khi theo dõi trên tivi, báo đài, thấy cảnh y bác sĩ, tình nguyện viên phải làm việc quá sức để chống dịch, nữ giáo viên không khỏi xót xa, thương cảm. Trong đợt dịch Covid-19 năm 2020, cô cùng con gái đã đan nhiều tai đeo giả để gửi cho lực lượng tuyến đầu. Đợt dịch thứ thứ 4 bùng phát, cô Nguyệt đã đăng kí làm tình nguyện viên đi chống dịch và được sắp xếp vào khu cách ly tập trung do UBND huyện Ea Súp thành lập.

Trong khu cách ly, cô Nguyệt tham gia dọn dẹp vệ sinh, giặt võng, chiếu; nhận mang đồ tiếp tế cho bà con… Ngoài ra, cô cùng lực lượng chống dịch nắm bắt tâm tư, tình cảm để động viên bà con yên tâm cách ly, thực hiện tốt nội quy, vì mục tiêu sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Ngoài những thành tích như: giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua…, cô Nguyệt còn vinh dự là một trong 50 giáo viên được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 vừa qua.

Còn chị Thanh tâm sự: “Khi mình sống mình không làm được điều gì to lớn giúp ích cho mọi người. Đến khi chết đi, thay vì để thân thể bị hủy hoại theo thời gian thì tôi muốn dâng hiến cho y học, muốn giúp những người khác có cơ hội được sống khỏe mạnh hơn. Tôi thực sự thấy hạnh phúc khi nghĩ mai sau mình không còn trên đời nữa nhưng trái tim tôi vẫn có giá trị, vẫn đập trong lồng ngực ai đó. Qua việc đăng ký hiến tạng, tôi cũng muốn lan tỏa những gì tốt đẹp nhất đến với mọi người”.

{keywords}
Chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (bìa phải) đã thuyết phục gia đình để đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

Về phía gia đình chị Thanh, khi mới biết chị có ý định đăng ký hiến tạng, người thân đã một mực ngăn cản, không chấp nhận. Sau đó, chị đã thuyết phục để mọi người chấp nhận để chị tự quyết định.

Theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám, việc đăng ký hiến mô, hiến tạng sau khi qua đời là việc làm tự nguyện của các giáo viên, nhân viên trong trường. “Đây là hành động đẹp của các cô, mang giá trị nhân văn cao, lan tỏa những tấm gương tốt, việc tốt đến với cộng đồng”, ông Nha xúc động nói.

Được biết, trường Tiểu học Lê Văn Tám là một ngôi trường ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, điều kiện kinh tế xã hội nơi này còn rất khó khăn. Thông tin các giáo viên, nhân viên của trường đăng ký hiến tạng thể hiện những suy nghĩ, hành động rất tiến bộ khiến nhiều người cảm kích.

Trần Nhân

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !