Làm sao dẹp tình trạng “bia kèm lạc” khi bán sách giáo khoa?

Bước vào năm học mới, việc một số trường học cung cấp danh mục sách giáo khoa chưa đúng dẫn đến nhiều ý kiến lùm xùm như Trường tiểu học An Phong (TP.HCM) bán sách kèm tài liệu lên tới 807.000 đồng.

Nhiều phụ huynh nói họ không nhận được lời tư vấn hay giải thích từ nhà trường trước khi mua sách, họ chỉ biết mua theo danh mục thông báo. Sở dĩ có câu chuyện này là do có sự nhập nhèm giữa sách giáo khoa (SGK) và tài kiệu tham khảo mà nhà trường lại không hề tách bạch khiến phụ huynh hiểu nhầm.

{keywords}
Ảnh minh họa

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trường tiểu học khi thông báo không rõ ràng, không phân định SGK bắt buộc với sách tham khảo, gây hiểu lầm và làm tốn tiền của phụ huynh.

Các trường cần chấm dứt ngay tình trạng thông báo đính kèm danh mục SGK sẽ sử dụng trong năm học nhưng không giải thích rõ với phụ huynh sách nào là bắt buộc, sách nào là tự nguyện mua. Phụ huynh đặt niềm tin vào nhà trường, mua SGK theo hướng dẫn để cho con cái họ được trang bị đầy đủ khi tới trường. Nhà trường không được lợi dụng niềm tin của phụ huynh mà nhập nhèm để trục lợi.

Theo GS Nguyễn Tất Dong, tình trạng này không phải chỉ năm học này với có, mà các năm trước cũng vậy. Cứ đến thời điểm đầu năm học, dư luận lại phản ánh, phụ huynh lại bức xúc nhưng rồi sự việc không xử lý triệt để, cứ thế chìm xuống theo thời gian. Chừng nào chưa có chế tài xử phạt thì chưa thể dẹp yên hiện tượng “bia kèm lạc” này.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) cũng ủng hộ việc phải làm nghiêm từ đầu. Trong các văn bản chỉ đạo, Phòng GD&ĐT nêu rất rõ việc trường giới thiệu đầu sách, phụ huynh đăng ký mua trên tinh thần tự nguyện.

Sách tham khảo phải theo đúng nghĩa dùng để tự học. Trường không để xảy ra tình trạng giáo viên sử dụng sách để giảng dạy nhưng một số học sinh không có. Như vậy, phụ huynh mới có thể lựa chọn mua sách dựa trên năng lực, sở thích của con cùng điều kiện kinh tế gia đình.

Bà Hằng cho biết thêm, danh mục sách do trường lập nhưng trường không thể bắt buộc phụ huynh mua. Để rạch ròi từ đầu, phía trên danh sách, trường nên in thêm dòng "mang tính tham khảo", thậm chí nhắn tin đến phụ huynh để tránh hiểu nhầm. Phụ huynh còn lăn tăn có thể hỏi trực tiếp giáo viên về những cuốn con bắt buộc phải có và cuốn mang tính tham khảo.

Nhiều người cho rằng phải kỷ luật hiệu trưởng vì nhập nhèm SGK, sách bài tập, thậm chí có thể cách chức hiệu trưởng nếu làm sai. Theo bà Hằng, việc kỷ luật này phải xem xét rất kỹ vì việc cách chức, kỷ luật hiệu trưởng hay bất kỳ công chức, viên chức nào phải theo quy định.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng đã yêu cầu giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện việc trang bị SGK theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021.

Đối với tài liệu tham khảo, thực hiện đúng quy định. Thứ trưởng yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc.

Các cơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn.

Các Sở GD&ĐT cần tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trước ngày 20/9, các Sở GD&ĐT phải báo cáo về Bộ GD&ĐT kết quả thực hiện các nội dung nêu trên.

Hoàng Thanh

Bi kịch nam sinh tự tử sau hình phạt của giáo viên trước lớp

Yêu cầu học sinh đứng trước lớp đọc to một lá thư do cậu viết, giáo viên muốn nam sinh này nhận được sự ủng hộ từ bạn bè. Tuy nhiên, hình phạt lại có tác dụng ngược hoàn toàn.

Nữ sinh Quảng Bình bắt bạn quỳ, bò qua hai chân bị đình chỉ học 1 tuần

Nữ sinh túm tóc, tát vào mặt rồi bắt bạn quỳ, bò qua 2 chân đã phải nhận hình thức kỷ luật là đình chỉ học 7 ngày.

Sự thật việc người lạ lừa 'ba bị tai nạn' dụ dỗ học sinh Đà Nẵng

Đại diện công an phường Hoà Khánh Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) thông tin không có việc người lạ tới cổng trường báo tin ba bị tai nạn để dụ dỗ học sinh.

Nói đúng tên, thông báo 'ba bị tai nạn' lừa học sinh tại Đà Nẵng

Đối tượng nói đúng tên ba của học sinh, sau đó thông báo "ba con bị tai nạn, chú sẽ chở con đến gặp ba...".

50 học sinh Nghệ An bị bắt nghỉ học để phản đối phương án 'siết' xe điện

Chưa đồng tình về phương án quản lý việc kinh doanh xe điện 4 bánh, nhiều phụ huynh ở Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã yêu cầu con nghỉ học để phản đối.

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.

Người trẻ cần kỹ năng số và ngoại ngữ để sinh tồn trong thời đại 4.0

Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.

Mỗi học sinh đi ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm được 10.000 đồng?

Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.

Tặng sách, lan tỏa văn hóa đọc tại 2 trường học ở vùng cao Hà Giang

Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).

Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn

Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: “con cấp cứu ở bệnh viện”, “ba con bị tai nạn”, “học sinh nợ tiền mua hàng”…

Đang cập nhật dữ liệu !