Lai Châu: Giúp đồng bào dân tộc thiểu số tránh xa cạm bẫy buôn người
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới có trên 46 vạn người, gồm 20 dân tộc, chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Nơi đây được xác định vừa là địa bàn nguồn, vừa là địa bàn trung chuyển của hoạt động tội phạm mua bán người.
Tích cực tuyên truyền
Hiện nay tình trạng mua bán người trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng tội phạm hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Địa bàn xảy ra chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Đối tượng thường bị dụ dỗ là phụ nữ và trẻ em.
Không manh động và nguy hiểm như các loại tội phạm khác, tội phạm mua bán người là “tội phạm ẩn”, bởi chúng có phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi và khó lường, trà trộn và sinh sống dài ngày tại địa bàn vùng cao, sử dụng điện thoại, mạng xã hội để tiếp cận, lợi dụng chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số hiền lành, nhẹ dạ để lừa bán. Để ngăn ngừa, trấn áp loại tội phạm này, những năm qua, Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 đã được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả. Các đơn vị được giao chủ trì các Đề án, tiểu Đề án của Chương trình đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện tốt nội dung kế hoạch đề ra. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng đến tận thôn, bản với hình thức, nội dung phong phú, đa dạng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức hơn 1.400 buổi tuyên truyền với hơn 100 nghìn lượt người tham gia; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, các chuyên mục xây dựng, đăng tải 2.600 tin, bài, phóng sự; phát hàng chục nghìn tờ rơi, sổ tay tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người để nhân dân nâng cao cảnh giác. Bên cạnh đó, thành lập và duy trì hơn 700 CLB “phòng chống tội phạm”, “phòng chống tệ nạn xã hội”… Qua đó, nhận thức, ý thức của nhân dân về phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng được nâng lên rõ rệt.
Để nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng chống tội phạm buôn bán người, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nậm Nhùn đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực.Nổi bật là triển khai dự án “Nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người và đi xa an toàn” do tổ chức Samaritan’s Purse tài trợ, hướng tới phụ nữ, học sinh và người dân trên địa bàn.
![]() |
Một buổi tuyên truyền cho các em học sinh Trường PTDTBT THCS Nậm Hàng (Lai Châu) về phòng chống tội phạm mua bán người. Ảnh: Mai Anh |
Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2021 tại 6 xã trên địa bàn huyện Nậm Nhùn. Trong đó tập trung tuyên truyền cho giáo viên và các em học sinh khối THCS. Góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống tội phạm mua bán người; từng bước làm chuyển biến, thay đổi nhận thức hành vi trong cán bộ, hội viên, phụ nữ, học sinh và người dân tại cộng đồng, giảm nguy cơ bị mua bán và đi xa không an toàn.
Tương tự, tại huyện Mường Tè, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, thị trấn tăng cường xuống cơ sở tổ chức truyền thông, vận động chị em xóa bỏ hủ tục, không tin, nghe kẻ xấu, không vượt biên trái phép mà trở thành món hàng phi lợi nhuận của tội phạm mua bán người. Ngoài ra, khuyến khích, hướng dẫn hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật do tổ chức Hội và cơ quan chuyên môn tổ chức. Nhờ đó, nhận thức của người dân từng bước nâng lên, hội viên, phụ nữ đề cao cảnh giác với tội phạm mua bán người, chủ động thông báo kịp thời với lực lượng chức năng khi có tình huống xảy ra.
Tăng cường hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Song song với công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về cũng được tăng cường triển khai. Mới đây nhất, ngày 24/6/2021, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch số 794 về việc thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Mục đích nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về công tác phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nói riêng, giảm thiểu nguy cơ bị mua bán và mua bán trở lại, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, đảm bảo nạn nhân bị mua bán trở về được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ và hòa nhập cộng đồng bền vững.
Cùng với đó, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác phòng, chống mua bán người nói chung và công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nói riêng, ưu tiên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các xã có điều kiện kinh tế khó khăn.
Phấn đấu 100% người sau khi được xác định là nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích của nạn nhân; Từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
![]() |
Cán bộ văn hóa xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) tuyên truyền pháp luật cho đồng bào. Ảnh: Mai Anh |
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Sở LĐ-TBXH tỉnh Lai Châu xác định một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:
Một là, tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, người dân, nhất là người có nguy cơ cao và nạn nhân bị mua bán trở về. Trong đó, đẩy mạnh hoạt động truyền thông tuyên truyền về công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nước; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người hằng năm (30/7); chú trọng truyền thông, tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng dân cư, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã có điều kiện kinh tế khó khăn về chính sách pháp luật phòng, chống mua bán người và các chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; âm mưu, thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người.
Hai là, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở cung cấp dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân; đảm bảo tính sẵn có và dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Ba là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân. Trong đó, xây dựng tài liệu, cẩm nang về tiếp nhận, chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm… nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về từ tỉnh đến cơ sở
Bốn là, lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trợ giúp xã hội; giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân; thống kê số liệu hỗ trợ nạn nhân; thực hiện công tác phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
Mai Anh
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.