Kíp xe tăng số 2 của Belarus bứt phá, đội Việt Nam xếp vị trí thứ 9

Hôm 27/8, kíp xe tăng số 2 của Bảng 1 tiếp tục tranh tài trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 tại nội dung “Xe tăng hành tiến” (Tank Biathlon).

Theo kết quả sơ bộ, tại Bảng 1, đội tuyển Belarus 2 (xe vàng) về đích đầu tiên với thành tích 20 phút 41 giây, hạ 5/5 mục tiêu và đạt tốc độ tối đa 72 km/h.

Xếp thứ 2 là đội tuyển Azerbaijan (xe xanh dương) đạt thành tích 22 phút 51 giây, hạ 5/5 mục tiêu và tốc độ tối đa 69 km/h.

Trong khi đội tuyển Serbia (xe đỏ) về thứ 3 với thời gian 24 phút 45 giây, hạ 5/5 mục tiêu và đạt tốc độ tối đa 72 km/h.

Và xếp thứ 4 là đội tuyển Kazakhstan (xe xanh lá), 27 phút, hạ 3/5 mục tiêu và đạt tốc độ tối đa 69 km/h.

Như vậy tính đến hết ngày thi đấu 27/8, tại Bảng 1 thứ tự xếp hạng các đội đã có sự thay đổi đáng kể khi đội tuyển Belarus vươn lên vị trí thứ 2 với 1 phút nhanh hơn đội tuyển Trung Quốc. Xếp sau đó lần lượt là đội tuyển Azerbaijan, Uzbekistan, Kazakhstan, Mông Cổ. Đội tuyển Serbia lấy vị trí thứ 8 của đội tuyển Việt Nam, với thành tích thi đấu nhanh hơn gần 6 phút. Hai đội tuyển Venezuela và Syria đứng ở 2 vị trí cuối cùng.

Trong khi đó, tại Bảng 2, theo kết quả sơ bộ, kíp xe tăng số 3 của đội Kyrgyzstan 3 (xe vàng) về đích đầu tiên với thành tích 27 phút 40 giây, tốc độ tối đa 70 km/h và hạ 3/5 mục tiêu.

Đội tăng Myanmar 3 về thứ 2 với thành tích 30 phút 46 giây, đạt tốc độ tối đa 67 km/h và bắn trúng 2/5 mục tiêu.

Đội Lào 3 về đích cuối cùng với thời gian 32 phút, bắn trúng 2/5 mục tiêu và tốc độ tối đa 60 km/h.

Vào ngày 28-29/8, các đội tuyển tại Bảng 1 sẽ bước vào lượt trận thi đấu quyết định cuối cùng. Đội tuyển xe tăng Việt Nam sẽ thi đấu vào lúc 10h00 sáng ngày 29/8 (giờ Moscow) tức 14h00 giờ Hà Nội.

Theo kết quả bốc thăm chia bảng trước đó, có 11 đội tuyển thi đấu ở Bảng 1, bao gồm: Azerbaijan, Belarus, Venezuela, Việt Nam, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Serbia, Syria và Uzbekistan.

Bảng 2 có 8 đội tuyển xe tăng, bao gồm: Lào, Qatar, Kyrgyzstan, Mali, Myanmar, Tajikistan, Abkhazia và Nam Ossetia.

“Vòng đua riêng lẻ” chính là tên khác của vòng loại tại nội dung thi đấu Tank Biathlon. Phần thi này tiến hành trên đường chạy được bố trí 11 vật cản như: Hàng cọc, bãi mìn, vật cản nước, sống trâu, hào chống tăng, vách đứng, đường mấp mô,... và các vòng phạt 500 m, vị trí kiểm tra kỹ thuật. Mỗi vòng chạy có chiều dài khoảng 4-6 km.

Mỗi vòng chạy xe sẽ bắn 3 mục tiêu bằng pháo chính, 1 mục tiêu súng máy phòng không 12,7 mm và 1 mục tiêu súng máy đồng trục PKT 7,62 mm.

Vòng 1: Tại chỗ bắn pháo vào 3 mục tiêu tăng chính diện (bia số 12). Cơ số đạn 3 viên.

Vòng 2: Tại chỗ bắn 12,7 mm vào mục tiêu máy bay trực thăng treo tại chỗ (bia số 25). Cơ số đạn 15 viên.

Vòng 3: Tại chỗ bắn súng máy đồng trục vào mục tiêu súng chống tăng (bia số 9). Cơ số đạn 15 viên.

Trong quá trình thi đấu, các đội thi nếu vi phạm bất kỳ lỗi nào như va chạm vào cột, bỏ qua chướng ngại vật hoặc sai đường đều phải điều khiển xe tăng vào khu vực vị trí kiểm tra kỹ thuật để chạy phạt. Nếu bắn trượt mục tiêu, đội thi sẽ phải chạy vòng phạt dài 500 m cho mỗi lần bắn trượt.

Kết quả vòng thi sẽ được tính bằng tổng thời gian chạy bài thi cùng với điểm phạt trong quá trình chạy thi để chọn ra đội chiến thắng.

Cận cảnh màn thi đấu của kíp tăng số 2 Việt Nam tại Army Games 2021

Cận cảnh màn thi đấu của kíp tăng số 2 Việt Nam tại Army Games 2021

Hôm 26/8, trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 nội dung “Xe tăng hành tiến” (Tank Biathlon) đã diễn ra phần thi của kíp xe tăng số 2 với các đội đến từ Bảng 1 và Bảng 2.

Thanh Bình (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.