Không quân Việt Nam "tạm biệt" tiêm kích huyền thoại MiG-21?

Việc những đơn vị cuối cùng sử dụng MiG-21 Bis được chuyển loại lên Su-30MK2 hay Su-22M/M4 phần nào cho thấy tương lai của những cánh én bạc oanh liệt một thời ở Việt Nam.

Những cánh én đã mỏi

Chính thức tham chiến trên mặt trận đối không chống “Chiến tranh phá hoại” từ năm 1966, MiG-21 được ví như “Cánh én bạc”, đã lập nhiều chiến công lừng lẫy, liên tiếp hạ gục những “Thần sấm”, “Con ma”, “Siêu pháo đài bay B-52”.

MiG-21 đã nâng cánh bay, tạo nên nhiều phi công siêu hạng (Ace) của Không quân Nhân dân Việt Nam, vít cổ nhiều phi công sừng sỏ của Không quân Mỹ.

Ngót nửa thế kỷ qua, MiG-21 luôn đóng vai trò xương sống của lực lượng Không quân tiêm kích Việt Nam với nhiều biến thể, trong đó mới nhất, hiện đại nhất là MiG-21 Bis cũng đã miệt mài cống hiến trên 30 năm.

Không quân Việt Nam

Tiêm kích MiG-21 Bis của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân

Đến nay, những cánh én đã mỏi do trải qua nhiều năm sử dụng, thường xuyên hỏng hóc, gây uy hiếp an toàn bay.

Hơn nữa, MiG-21 Bis đã qua thời đỉnh cao từ lâu, vũ khí, khí tài lạc hậu, hiệu quả kém, không còn phù hợp với tác chiến phòng không hiện đại.

Sau một số vụ tai nạn, việc cho những cánh bay MiG-21 về nghỉ để thay bằng các máy bay chiến đấu mới hơn càng trở nên cấp thiết.

Không quân Việt Nam

Tiêm kích MiG-21 Bis của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân

Tạm biệt để tiến thẳng lên hiện đại

Thời kỳ cao điểm nhất, Không quân Nhân dân Việt Nam có trong biên chế tới 6 trung đoàn MiG-21 Bis gồm 921, 927, 929, 931, 935 và 940 (thuộc Trường Sĩ quan Không quân, chuyên huấn luyện bay nâng cao cho các phi công toàn Quân chủng).

Không phải đến bây giờ MiG-21 mới bị loại biên, mà từ năm 2004, Trung đoàn 935 là đơn vị đầu tiên giã biệt những cánh én bạc để tiếp nhận máy bay Su-30MK2 và Su-27SK/ UBK.

Không quân Việt Nam

Su-30MK2 của Trung đoàn 935. Ảnh: Quân đội nhân dân

Tiếp đó, đến lượt Trung đoàn 921 tiếp nhận Su-22M/ M4 để thay thế MiG-21 bảo vệ vùng trời thủ đô.

Không quân Việt Nam

Su-22 của Trung đoàn 921. Ảnh: Quân đội nhân dân

Trung đoàn 940 (đã được đổi phiên hiệu, kế thừa truyền thống của Trung đoàn 925 từ thời Kháng chiến chống Mỹ và chuyển về trực thuộc Sư đoàn 372) cũng đã hoàn tất việc thay thế MiG-21 Bis bằng Su-27SK/ UBK.

Không quân Việt Nam

Su-27 của Trung đoàn 940. Ảnh:Quân đội nhân dân

Gần đây nhất, đến lượt Trung đoàn 927 tiến thẳng lên hiện đại với máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 và Trung đoàn 929 tiếp nhận Su-22M4.

Không quân Việt Nam

Su-30MK2 của Trung đoàn 927. Ảnh: Quân đội nhân dân

Không quân Việt Nam

Su-22 của Trung đoàn 929. Ảnh: Quân đội nhân dân

Hiện chỉ còn duy nhất Trung đoàn 931 (nay đã rút gọn và đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái) đang sử dụng MiG-21 Bis, nhưng hầu hết máy bay đều đã cũ, có lẽ cũng sẽ sớm bị loại biên.

Tuy nhiên, những cánh én bạc mới chỉ tạm biệt, đưa vào niêm cất dài hạn để sẵn sàng cất cánh trở lại bất cứ khi nào Tổ quốc cần.

Không quân Việt Nam

MiG-21 Bis được đưa vào niêm cất dài hạn. Ảnh: Cục Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân

Tóm lại, do đã quá cũ và lạc hậu, dù có nâng cấp cũng không kéo dài thời hạn sử dụng thêm được bao lâu.

Việc để MiG-21 “khép cánh”, nhường chỗ cho các thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại hơn là quyết định dũng cảm và hết sức đúng đắn. Xin ngả mũ, chuẩn bị chào tạm biệt những cánh én bạc oanh liệt một thời!

Theo Đại Lộ

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !