Không ngồi chờ khách đến, tiểu thương chợ Hà Nội bán hàng kiểu mới, ship luôn tận nhà

Nhắn gọi khách quen, mời giao hàng tận nhà, đăng thông tin rao bán thực phẩm trên các nhóm chợ online khu dân cư…. là cách mà nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở Hà Nội đang làm để bán hàng mùa dịch.

{keywords}
Tiểu thương chợ truyền thống rao bán hàng tại các chợ online để tăng khách mùa dịch... (Ảnh chụp màn hình trên các nhóm chợ).

Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, người dân được phát phiếu đi chợ theo giờ, theo ngày. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại dịch bệnh nên ít đi chợ hơn khiến các khu chợ truyền thống không còn đông khách như trước, hàng hóa tiêu thụ chậm. Thay vì thụ động ngồi chờ khách đến chợ hỏi mua hàng, nhiều tiểu thương đã chủ động tìm khách bằng nhiều cách.

Chị Nguyễn Dung, người chuyên bán thịt bò tại một chợ truyền thống trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai cho biết, từ trước khi chưa xảy ra dịch bệnh, chị đã có hẳn một danh bạ khách hàng “ruột” hay mua hàng của chị nên bây giờ chị tận dụng để bán hàng.

"Nếu như trước đây, các mối lấy hàng của tôi phần nhiều là các nhà hàng, quán phở, quán cơm… thì nay do dịch bệnh họ phải đóng cửa nghỉ hết nên tôi cũng mất đi một lượng khách lớn. Giờ đây, chính những khách hàng quen lại trở thành những mối tiêu thụ hàng cho tôi.

Từ ngày xảy ra dịch bệnh, thay vì chờ khách đến mua, tôi thường gọi điện cho các khách hàng quen và hỏi họ cần mua loại thịt bò nào, số lượng bao nhiêu... tôi sẽ miễn phí chuyển đến tận nhà", chị Dung chia sẻ.

Theo chị Dung, điều thuận tiện là các khách hàng đều ở quanh khu vực chợ chị bán nên việc ship hàng cho khách khá thuận tiện, nhất là trong thời điểm giãn cách như hiện nay. Tiền thanh toán hầu hết các khách đều chuyển khoản là xong, chỉ có một số trường hợp khách trả tiền mặt thì họ cho tiền sẵn vào túi nilon và giữ khoảng cách khi nhận hàng.

Chị Dung không quên dặn khách, bất cứ hôm nào cần lấy thịt cứ nhắn tin chị sẽ chuyển đến tận nhà.

{keywords}
Một tiểu thương đăng bán rau trên các nhóm chợ, miễn phí vận chuyển đến tận nhà dưới 2km...

Bán thịt lợn và rau củ tại chợ dân sinh Cầu Lủ (quận Hoàng Mai), anh Vinh, một tiểu thương cho biết, do dịch bệnh lượng khách giảm nên để duy trì kinh doanh anh phải tìm khách bằng cách đăng bán thịt lợn, rau củ trên các nhóm chợ online ở các khu dân cư cùng địa bàn.

“Khách đặt đến đâu thì tôi đi ship đến đó, nhưng chỉ giao ở những khu vực cùng quận, cùng địa bàn bán hàng. Với những khách chỉ cách chỗ tôi 2km thì tôi miễn phí ship. So với trước dịch, việc tìm kiếm khách và bán hàng thời điểm này chỉ bằng một phần, nhưng vẫn phải duy trì kinh doanh. May mà một số khách quen cũ vẫn điện thoại đặt mua hàng”, anh Vinh nói.

Theo anh Vinh, để giữ khách, giá thịt lợn và rau củ gia đình anh bán vẫn không thay đổi so với trước. Ví dụ như thịt thăn lợn giá 140.000 đồng/kg, sườn giá 150.000 đồng/kg, thịt mông giá 120.000 đồng/kg…

Còn chị Nguyễn Hoa, chuyên bán hoa quả tại một chợ dân sinh thuộc huyện Thanh Trì, cho hay, trước đây chị sử dụng mạng xã hội facebook để chơi, thi thoảng đăng ảnh cho vui, hoặc để con cháu gọi điện về nhìn thấy mặt nhau. Thế nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra, nhất là giờ thực hiện giãn cách xã hội nên khách đến chợ rất ít, hàng ứ đọng nhiều. Một số chị em ở chợ đã chỉ cho nhau cách tham gia vào các hội nhóm trên mạng xã hội để bán hàng.

“Thấy vậy, tôi cũng học và tham gia mấy nhóm chợ cư dân chung cư quanh khu vực Thanh Trì để đăng hàng bán. Bên cạnh hình ảnh về hoa quả còn kèm giá bán công khai rõ ràng. Cách này cũng giúp tôi có thêm khách hàng, có người mua lần đầu thấy hoa quả chất lượng họ nhắn tin khen ngon và sẽ mua tiếp lần sau. Mặc dù khách chưa quen nên tôi chưa bán được nhiều song hàng hóa cũng không bị ứ đọng nhiều nên tôi rất vui”, chị Hoa nói.

Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, trên địa bàn TP Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… Dịch bệnh xảy ra khiến xu hướng tiêu dùng trên thị trường thay đổi, nhiều kênh bán hàng ra đời đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chợ truyền thống, chợ dân sinh và buộc các tiểu thương ở chợi phải thay đổi, thích nghi và tận dụng mọi hình thức bán hàng để tồn tại; cũng như để cạnh tranh với các cửa hàng tiện lợi, bách hoá hiện nay.

Minh Thư

Chợ chung cư online đủ tôm cá, rau củ ngày giãn cách, ship trong nháy mắt, tiền chuyển khoản

Chợ chung cư online đủ tôm cá, rau củ ngày giãn cách, ship trong nháy mắt, tiền chuyển khoản

Đặt thực phẩm, rau củ online, ship hàng trong nội bộ tòa nhà hoặc tại sảnh chung cư và được chuyển khoản là cách các bà nội trợ ở các tòa nhà chung cư tại Hà Nội đi chợ trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.