Không ký được biên bản họp giải quyết kiến nghị về Khu du lịch quốc gia Sơn Trà

Cuộc họp do Tổng cục Du lịch chủ trì chiều 11/5 nhằm giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã kết thúc mà không ký được biên bản!

Chiều 11/5, tại Đà Nẵng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã dẫn đầu đoàn công tác tiến hành làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng để trao đổi, giải quyết các nội dung liên quan theo kiến nghị của Hiệp hội này về “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Không ký được biên bản họp giải quyết kiến nghị về Khu du lịch quốc gia Sơn Trà - ảnh 1

Buổi làm việc của đoàn công tác của Tổng cục Du lịch với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng chiều 11/5 (Ảnh do ông Huỳnh Tấn Vinh cung cấp)

Mặc dù buổi làm việc được dư luận hết sức quan tâm nhưng đoàn của Tổng cục Du lịch không cho báo chí vào dự để đưa tin. Rất nhiều phóng viên đã “bám” bên ngoài phòng họp ở trụ sở Văn phòng Bộ VH-TT-DL tại Đà Nẵng suốt hơn 2 giờ diễn ra cuộc họp nhưng vẫn không vào được vì cửa đóng kín mít. Và cho đến khi các thành viên dự họp ra về thì biên bản cuộc họp vẫn không được ký!

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh cho biết, cuộc họp không đi đến bất cứ một điểm chung nào giữa hai bên. Phía Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho rằng “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được thực hiện sai quy trình. Những tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái gần như không được đề cập trong Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch mà vẫn phê duyệt quy hoạch.

“Phía Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng chỉ rõ, căn cứ pháp lý về đất đai, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… của quy hoạch này chưa ổn lắm. Vì theo Điều 30 của Luật Đầu tư, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 50ha rừng đặc dụng trở lên thì phải thông qua Quốc hội, nhưng quy hoạch này chưa được Quốc hội cho ý kiến!” – ông Huỳnh Tấn Vinh nói.

Ông cũng cho biết, tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Thường trực Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường đã phát biểu, trân trọng và đồng tình với những ý kiến của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của bán đảo Sơn Trà để phát triển du lịch bền vững tại đây.

Trong khi đó, ông cho biết, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu và lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (đơn vị thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”) cho rằng quy hoạch mà họ đã làm là đúng quy trình và họ sẽ không điều chỉnh.

“Có một chi tiết tôi có ghi âm đầy đủ là tôi hỏi tất cả các thành viên trong đoàn của Tổng cục Du lịch có ai đã thấy Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà hay chưa? Mọi người đều trả lời là chưa. Tôi có nói các anh chưa thấy loài Nữ hoàng linh trưởng này thì làm sao các anh làm quy hoạch phát triển du lịch ở một khu bảo tồn thiên nhiên có đa dạng sinh học như bán đảo Sơn Trà? Họ trả lời: “Chúng tôi không cần thấy Voọc chà vá chân nâu nhưng bản quy hoạch của chúng tôi vẫn tốt!” – ông Huỳnh Tấn Vinh thuật lại.

Ông cho biết, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Nhóm nghiên cứu – Giảng dạy Môi trường & Tài nguyên sinh vật (DN-EBR) thuộc Đại học Đà Nẵng và nhiều tình nguyện viên khác đã chuẩn bị một “tour đặc biệt” để đưa đoàn của Tổng cục Du lịch tham quan Sơn Trà và đặc biệt là thưởng lãm loài Voọc chà vá chân nâu. Tuy nhiên đoàn của Tổng cục Du lịch từ chối mà không nêu lý do!

Tại buổi làm việc, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng đề xuất nên tổ chức cuộc hội thảo, hội nghị quy tụ rộng rãi các nhà khoa học, nhà quản lý, các Hội, Hiệp hội cùng các bên liên quan đến Sơn Trà để qua đó tập hợp được nhiều ý kiến có chất lượng, trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Nhưng đoàn công tác của Tổng cục Du lịch chưa trả lời đề nghị này.

Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng chính thức chuyển cho đoàn công tác của Tổng cục Du lịch thư khuyến nghị gồm 8 điểm được rút ra từ hội thảo “Giải pháp Bảo tồn và Phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng” do PanNature, GreenViet và DN-EBR phối hợp tổ chức ngày 28/4.

“Thư khuyến nghị các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững Sơn Trà được chúng tôi gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, và thông qua Tổng cục Du lịch để gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Đoàn công tác của Tổng cục Du lịch nhận thư khuyến nghị này và cũng… không có ý kiến gì hết!” – ông Huỳnh Tấn Vinh cho hay.

Tìm hiểu thêm qua ông Trịnh Bằng Có, Giám đốc Công ty CP du lịch Phương Đông Việt, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, PV Infonet cũng được biết, cuộc họp chiều 11/5 chưa đi đến thống nhất ý kiến. Đặc biệt là ý kiến của các thành viên Thường trực Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng phát biểu tại cuộc họp đã không được người ghi biên bản của Tổng cục Du lịch ghi lại một cách đầy đủ.

“Tại cuộc họp, chúng tôi đã nêu rõ, việc này là Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ VH-TT-DL báo cáo, chứ không phải Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng yêu cầu Tổng cục Du lịch giải trình việc lập quy hoạch phát triển du lịch ở Sơn Trà có đúng quy trình hay không? Kể cả Tổng cục Du lịch nói vào thỏa thuận với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng thì cũng chẳng có ý nghĩa gì, vì Hiệp hội không có thẩm quyền xác nhận việc lập quy hoạch của Tổng cục Du lịch có đúng hay không.

Ở đây là Tổng cục Du lịch muốn tham khảo ý kiến và chúng tôi nêu ý kiến như vậy nhưng họ lại ghi vào biên bản một cách nửa vời. Do đó Thường trực Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đề nghị đoàn công tác của Tổng cục Du lịch gửi mail dự thảo biên bản để mọi người xem lại và thống nhất rồi mới ký. Phía đoàn công tác của Tổng cục Du lịch yêu cầu ký biên bản ngay tại chỗ nên chúng tôi không đồng ý và sau đó cuộc họp giải tán!” – ông Trịnh Bằng Có cho biết.

HẢI CHÂU

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !