Không kích B-52 vào Hà Nội: Người Mỹ 'sai lầm ngay khi mới bắt đầu'

Sai lầm nối tiếp sai lầm khiến Mỹ phải trả giá đắt ở Việt Nam, cho sự liều lĩnh của phe diều hâu trong Nhà Trắng, dưới thời Tổng thống Nixon.
Sai lầm nối tiếp sai lầm khiến Mỹ phải trả giá đắt ở Việt Nam, cho sự liều lĩnh của phe diều hâu trong Nhà Trắng, dưới thời Tổng thống Nixon.
Không kích B-52 vào Hà Nội: Người Mỹ 'sai lầm ngay khi mới bắt đầu' - ảnh 1

Robert O. Harder

Trong cuốn hồi ký “Cuộc chiến 11 ngày” của  Robert O. Harder, cựu hoa tiêu dẫn đường trên máy bay ném bom B-52 tham gia chiến dịch Linebacker-II, tác giả thừa nhận và chỉ ra những sai lầm trong việc hoạch định chiến lược cũng như sử dụng B-52 trong chiến dịch không kích quy mô lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ 2  này.

Cuốn hồi ký có đoạn: "Sau khi không thể thuyết phục Bắc Việt về bản dự thảo đàm phán hòa bình đầu tháng 10/1972. Tổng thống Richard Nixon đã ra lệnh cho Không quân Mỹ thực hiện cuộc tập kích đường không quy mô lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam nhằm đạt được những lợi thế trên bàn đàm phán".

"Linebacker-II đã là một sự thất bại ngay khi bắt đầu, nhiều người chúng tôi biết điều đó nhưng buộc phải hành động theo chỉ thị của cấp trên".

Chỉ thị từ Tổng thống Nixon thực sự là một sự “bất ngờ” lớn đối với Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ SAC.

SAC dường như không đủ thời gian để chuẩn bị các kế hoạch dự phòng phù hợp với mục tiêu của chiến dịch Linebacker-II.

SAC đã áp dụng chiến thuật của các hoạt động ném bom hạng nhẹ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh mà các máy bay B-52 đã thực hiện nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam trong chiến dịch Linebacker-II.

Tồi tệ hơn, trong gần 8 năm hoạt động ném bom dọc theo dãy Trường Sơn trong môi trường tương đối an toàn SAC đã trở nên tự mãn với những gì mình có và xem nhẹ mối đe dọa từ mặt đất.

Các chỉ huy SAC nói với chúng tôi rằng: “B-52 đã được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất để miễn nhiễm với SA-2 và MiG-21 của Bắc Việt”. Nhưng ngay khi bước vào chiến dịch đó thực sự là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Stratofortress tỏ ra rất dễ bị tổn thương bởi tên lửa đất đối không dẫn hướng SAM-2.

Không kích B-52 vào Hà Nội: Người Mỹ 'sai lầm ngay khi mới bắt đầu' - ảnh 2

Các máy bay B-52 tấn công vào Hà Nội đều bay cùng một tuyến đường, độ cao và lịch trình. SAC đã phải trả giá cho 34 B-52 bị bắn hạ tại Việt Nam.

SAC đã lập một kế hoạch “dở tệ” cho một chiến dịch quy mô lớn như Linebacker-II.

Tất cả các máy bay B-52 cất cánh từ căn cứ U-Tapao của Thái Lan hoặc căn cứ Andersen trên đảo Guam đều khởi hành từ cùng một điểm, cùng một kiểu điều hành bay, đội hình kiểu một khối, cùng một độ cao và khoảng cách giữa các đợt tấn công.

Đại úy Don Craig, phi công lái B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Andersen đã chia sẻ: “Chúng tôi biết có những sai sót lớn trong kế hoạch, bắt đầu bằng việc các máy bay ném bom  tới từ cùng một địa điểm trên cùng một tuyến đường và nó đi thẳng xuống khu vực “Thud Ridge”(*), giống như con vịt trong trò chơi bắn súng”.

* Thud Ridge là biệt hiệu mà các phi công F-105 của Mỹ thường gọi khu vực Tam Đảo trong các hoạt động áp chế hệ thống phòng không Bắc Việt.

Đại úy Wilton Strickland nhân viên radar dẫn đường trên B-52 cất cánh từ căn cứ U-Tapao, Thái Lan đồng tình với quan điểm của đại úy Craig. “Với khoảng cách xa của chuyến bay, hệ thống phòng không Bắc Việt đã có nhiều thời gian để theo dõi và bắn các máy bay trước khi nó tiến vào khu vực mục tiêu. Họ biết rõ tuyến đường, độ cao, khoảng cách cũng như phương pháp tiếp cận của chúng tôi”. Đại úy Strickland nói

Không kích B-52 vào Hà Nội: Người Mỹ 'sai lầm ngay khi mới bắt đầu' - ảnh 3
Thống kê B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là các nhà hoạch định kế hoạch của SAC bắt buộc các phi công phải thực hiện một động tác chống phá vỡ bằng cách chao cánh về bên phải sau khi ném hết bom. Đây là động tác được thực hiện sau khi ném bom hạt nhân. Động tác này là vô nghĩa và nó làm cho tốc độ của máy bay bị chậm lại và đặt B-52 vào tình thế nguy hiểm từ hệ thống phòng không của Bắc Việt.

Ngay đêm đầu tiên của chiến dịch, 3 B-52 đã bị bắn hạ (trùng với thống kê của Việt Nam), một tổn thất bất ngờ đối với SAC. Họ đã không thể ngờ được khả năng chống cự của hệ thống phòng không Bắc Việt lại mạnh mẽ như vậy.

SAC cũng không thể ngờ được Hà Nội lại có nhiều tên lửa đến vậy, theo phía Mỹ dự đoán, có khoảng 200 quả đã được bắn lên trong ngày đầu tiên.

Ngày thứ 3 của chiến dịch được coi là một “bi kịch” của SAC, 90 lần B-52 đã được huy động, 6 B-52 bị bắn rơi (phía Việt Nam ghi nhận Mỹ mất 7 máy bay trong ngày này). Sau 3 ngày, 9 B-52 đã bị bắn rơi (Việt Nam ghi nhận là 12 chiếc B-52 bị bắn rơi).

Tỷ lệ tổn thất lên đến 7% quá cao so với dự kiến của SAC. Tuy nhiên, Tướng John C. Meyer, Tư lệnh SAC quyết định tăng cường hơn nữa cường độ của các cuộc không kích và người Mỹ phải trả giá.

Đại úy Captain Strickland là người được giao nhiệm vụ vào ngày thứ 6 của chiến dịch đã may mắn quay trở về căn cứ an toàn. Ông đã tỏ ra rất phẫn nộ trong cuộc họp đánh giá sau đó: “Ai là người đã lập kế hoạch cho một chiến thuật ngu ngốc như thế? Đối phương đang sử dụng kế hoạch của chúng ta, cùng với sự chậm chạp trong triển khai và thu hồi đội hình để theo dõi và bắn chúng ta”

Tướng Glenn Sullivan, Tư lệnh Sư đoàn không quân số 17 đóng quân tại U-Tapao, Thái Lan đã có mặt và lắng nghe ý kiến của các phi hành đoàn nhưng việc thay đổi chiến thuật đã không được thực hiện. SAC đã không có đủ thời gian để khảo sát các tuyến bay mới và việc đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tuyến đường B-52 đánh vào Hà Nội vẫn được giữ như cũ cho đến hết chiến dịch, chỉ có một thay đổi nhỏ là biến thể B-52G được trang bị hệ thống gây nhiễu mới nhưng điều  đó cũng không giúp SAC giảm số lượng B-52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. 

Linebacker-II đã kết thúc sau 12 ngày không kích, Việt Nam không hề bị khuất phục. Linebacker-II đã diễn ra với một chiến thuật nghèo nàn và SAC đã phải trả giá đắt khi đánh giá thấp khả năng phòng không của Việt Nam.

Theo Đất Việt

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !