Không dám yêu vì da chuyển gai đen ở nếp gấp, vùng kín

26 tuổi, nhưng cô gái không dám yêu ai, ngại mặc đồ ngắn vì các vùng da đen ở cổ, cổ chân, nách khiến cô mất tự tin.

Đỗ Hoài Nam – đang làm việc tại Hà Nội tìm tới bác sĩ với tâm lý lo lắng vì da xuất hiện các vệt đen như người lâu ngày không tắm. Na cho biết với triệu chứng này cô luôn tự ti so với người xung quanh. Đặc biệt, mỗi lần đi biển hay mùa hè cô chẳng dám mặc những bộ đồ ngắn.

Vì tự ti làn da nên đã 26 tuổi, Nam vẫn chưa dám yêu ai. Khi đi khám sức khoẻ, Nam được bác sĩ chẩn đoán cô bị rối loạn nội tiết tố do có u nang buồng trứng. Sau đó Nam phải điều trị triệt để nguyên nhân.
 
Không giống như Nam, Nguyễn Văn H., 29 tuổi, Hà Nội tìm tới bác sĩ cũng vì vệt da đen ở cổ, nách rất mất thẩm mỹ. H. được bác sĩ cho biết bệnh lý do da gai đen của cậu do quá trình béo phì gây nên. H. cao 1,67 mét nhưng nặng tới 95 kg. Bác sĩ phải yêu cầu H. giảm béo.
 
Theo PGS Nguyễn Anh Tuấn – Viện Phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện trung ương quân đội 108, gai đen là một trong những căn bệnh về da liễu thường gặp phải ở những người thừa cân, béo phì. Một trong những biểu hiện của tình trạng này là tăng sắc tố da và sừng hóa ở những vị trí bị bệnh. Tình trạng bệnh diễn biến từ màu nâu nhạt đến đen, xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng hay dưới bầu ngực.
 
Ngoài ra, những đối tượng bị rối loạn nội tiết như u nang buồng trứng, khả năng hoạt động kém của tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận gặp vấn đề cũng có thể bị chứng gai đen này.

{keywords}
Hình ảnh da bị gai đen. 

 
PGS Tuấn cho biết ông thường xuyên gặp các bệnh nhân gặp vấn đề về da do quá béo. Thực tế, bệnh gai đen và béo phì có mối liên quan về cơ chế bệnh sinh, điều trị bệnh gai đen ở nhóm bệnh nhân béo phì cần dựa vào kiểm soát cân nặng. Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày cho bệnh nhân béo phì có kết hợp gai đen đã cho kết quả kiểm soát tốt cả hai.

Do sự gia tăng của bệnh nhân béo phì, số lượng bệnh nhân có bệnh gai đen được quan sát thấy ngày càng nhiều. Bệnh gai đen liên quan đến béo phì hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Tuy nhiên nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, bệnh nhân béo phì kết hợp gai đen có mức insulin và c-peptide cao hơn rõ ràng so với nhóm béo phì đơn thuần.

Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, với các trường hợp do nội tiết điều trị theo nguyên nhân này. Còn bệnh nhân do béo phì thì điều trị bệnh chính là giảm cân. Sau khi giảm cân thành công thì bệnh gai đen có thể hết hoặc giảm tùy thuộc vào từng trường hợp.

Trường hợp bị bệnh gai đen liên quan đến một loại thuốc hoặc chất bổ sung mà người bệnh đang sử dụng thì hãy ngừng dùng chúng.

Người bị bệnh này có thể sử dụng các loại xà phòng có tính kháng khuẩn, sử dụng nhẹ nhàng để tránh vùng da tổn thương bị cọ xát làm bệnh trầm trọng hơn.

Đối với những người béo phì, PGS Tuấn cho rằng người đó cần áp dụng ngay những phương pháp giảm cân phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để khắc phục bệnh gai đen. Cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với quá trình vận động thể dục, thể thao sẽ khiến cân nặng giảm đi đáng kể. Nếu cân nặng được kiểm soát tốt, bệnh nhân giảm cân về bình thường sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn màu sắc da.

Trường hợp không thể giảm béo bằng nội khoa thì bệnh nhân có thể thực hiện bằng biện pháp ngoại khoa khác như phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. Đây là phương pháp giảm cân gián tiếp có sử dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
 
K.Chi 

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !