Không dám uống nước sợ tiểu nhiều, mỗi ngày đi bao lần là đủ?

Đa số người trưởng thành sẽ đi tiểu 5-7 lần trong 24 giờ nhưng nếu nhiều hơn 8 lần một ngày hoặc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, thì đó có thể là vấn đề đáng lo ngại…

Ths. Liên Hương, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, số lần đi tiểu trong ngày của mỗi người khác nhau nhưng theo thống kê đa số người trưởng thành sẽ đi tiểu 5-7 lần trong vòng 24 giờ.

Những lần đi tiểu này sẽ xảy ra vào ban ngày. Nếu như bạn thấy rằng mình thường xuyên phải đi tiểu thì cũng không cần quá lo lắng, thế nhưng, cũng không nên xem nhẹ vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, không dám uống nước. Bữa ông chỉ dám uống nửa bát nước canh, sau đó thêm ngụm nước chè xúc miệng. Nếu tính cả ngày ước chừng ông chỉ uống khoảng 1/2l nước.

“Uống ít nước là thế nhưng chỉ hơn 1h là tôi lại buồn đi tiểu. Có lần chạy không kịp, són cả ra quần. Tình trạng này khiến tôi rất ngại đi đâu chơi. Cả ngày chỉ quanh quẩn ở nhà bên cạnh WC”, ông Nam cho hay.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Cũng rơi vào cảnh tương tự như ông Nam, con chị Mai Anh (7 tuổi) cũng bị đi tiểu liên tục. “Cứ có cảm giác, con uống xong là thải đi ngay mà không giữ lại trong cơ thể lúc nào. Ngày thì chỉ hơn tiếng con đi tè, còn đêm thì cũng 1- 2 lần, thậm chí có đêm còn đái dầm. Ngoài chứng đái nhiều của con ra, cháu vẫn ăn uống, học tập bình thường nên không biết có cần phải cho đi khám hay không?”, chị Mai Anh băn khoăn.

Theo Ths. BS Liên Hương không phải lúc nào tiểu nhiều cũng là vấn đề cần quan tâm. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày hoặc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, thì đó có thể là vấn đề đáng lo ngại.

Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần có thể đơn giản chỉ là uống quá nhiều cà phê hoặc rượu bia, hoặc các nguyên nhân nghiêm trọng hơn như viêm đường tiết niệu, tiểu đường và ung thư (rất hiếm gặp).

Cụ thể, việc đi tiểu nhiều có thể do bạn uống quá nhiều nước có thể dẫn đến việc thường xuyên phải đi tiểu. Đồ uống có chứa caffein và có cồn thậm chí sẽ làm tăng nhu cầu đi tiểu của bạn vì đó là những chất lợi tiểu.

Acid citric có trong các loại trái cây có múi và đồ uống, thậm chí cả thực phẩm nhiều gia vị hay vitamin C cũng có thể là thủ phạm khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu.

“Trong những trường hợp này, giải pháp đơn giản nhất là cắt giảm tiêu thụ các loại thực phẩm/đồ uống này”, Ths Liên Hương hướng dẫn.

Nguyên nhân khác cũng khiến bạn đi tiểu nhiều đó là bị viêm đường tiết niệu. Tình trạng viêm này có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ, nhưng ảnh hưởng theo những cách khác nhau.

“Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu hơn so với nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn trước khi mãn kinh. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy rằng tần suất đi tiểu của mình thay đổi đột ngột, bạn cần loại trừ nguyên nhân do viêm đường tiết niệu.

Có khoảng 85% số ca viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn và có thể điều trị được bằng kháng sinh”, Ths Liên Hương cho hay.

Các nhà chuyên môn cũng chỉ ra nguyên nhân khác khiến cho tình trạng tiểu nhiều xảy ra đó là tình trạng viêm bàng quang kẽ. Đây là một tình trạng mạn tính thường ảnh hưởng đến phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi nhiều hơn.

Viêm bàng quang kẽ thường dễ bị nhầm với viêm đường tiết niệu, nhưng trong bệnh viêm bàng quang kẽ, không có sự phát triển của vi khuẩn.

Viêm bàng quang kẽ được cho là bắt nguồn từ lớp niêm mạc của bàng quang cảm nhận thấy rằng bàng quang đang căng đầy, kết hợp với cảm giác đau khiến bạn có nhu cầu đi tiểu.

Người bị viêm bàng quang kẽ cũng thường có các tình trạng bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, bệnh xơ nang, hội chứng ruột kích thích, lo âu, trầm cảm…

Đáng lưu ý, trong giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ cũng đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do tăng lượng hormone HCG.

Ở giai đoạn sau của thai kỳ, do sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên bàng quang, do đó gây ra cảm giác cần được đi tiểu để làm rỗng bàng quang thường xuyên.

Trừ khi bạn đi tiểu nhiều lần và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu (dấu hiệu viêm đường tiết niệu) nếu không, không có gì phải lo lắng cả.

Với nam giới, tuyến tiền liệt là tuyến sản xuất ra tinh dịch, nằm ở ngay phía dưới bàng quang và bao bọc xung quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt thường sẽ phát triển lớn hơn khi bạn về già, điều này là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, do ở vị trí đặc biệt, nên tuyến tiền liệt có thể sẽ chèn ép lên niệu đạo, làm tắc nghẽn dòng nước tiểu. Hậu quả khiến nam giới không thể đi tiểu hết hoàn toàn được, khiến họ sẽ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào buổi tối.

Vẫn theo Ths Liên Hương đôi khi đi tiểu nhiều lần cũng là dấu hiệu (dù rất hiếm) của tình trạng ung thư.

Thường xuyên đi tiểu có thể là triệu chứng của ung thư bàng quang nhưng thường sẽ đi kèm với các triệu chứng đặc hiệu, ví dụ như có máu trong nước tiểu.

“Do vậy, nếu bạn đi tiểu nhiều lần kèm với các triệu chứng: có máu trong nước tiểu, yếu ở chân (dấu hiệu của các vấn đề về tủy sống), sốt hoặc đau lưng (dấu hiệu viêm thận) hoặc có dịch tiết bất thường từ âm đạo hoặc dương vật, bạn nên đến gặp bác sĩ”, Ths Liên Hương nhấn mạnh.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !