Viêm mũi cả tháng không khỏi, đi khám ra viêm xoang tràn mủ

Thời tiết giao mùa số người mắc các bệnh viêm mũi họng tăng lên trong đó có viêm xoang cấp tính, bệnh nếu không điều trị triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt là ở trẻ em.

 

Đến khám tại Bệnh viện An Việt, chị Dương Quỳnh Trang – Nguyễn An Ninh, Hà Nội than thở từ tháng trước chị bị cảm cúm xong chuyển thành viêm mũi kéo dài. Mũi lúc nào cũng nghẹt khó chịu.

Chị Trang dùng các loại thuốc không đỡ. Một tuần nay, chị Trang chuyển sang đau đầu đặc biệt vùng quanh trán, thái dương kèm theo sốt. Chị Trang đến khám bác sĩ cho biết chị bị viêm xoang cấp, tràn nhiều mủ.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, thời tiết giao mùa như hiện nay khiến tình trạng viêm hô hấp, viêm tai mũi họng tăng lên đột biến trong đó có viêm xoang.

Viêm xoang cấp như trường hợp của chị Trang là do quá trình viêm có thể tự nhiên lan vào niêm mạc xoang hoặc do hắt hơi và do gỉ mũi làm cho dịch mủ trong hốc mũi bị đẩy vào trong xoang gây ra viêm xoang mủ.

Ngoài viêm mũi, viêm xoang cấp còn có thể từ những bệnh như lệch vách ngăn mũi, phì đại xoăn mũi, khối u trong mũi, viêm mũi dị ứng, dị vật hốc mũi hoặc sưng nề niêm mạc mũi làm cản trở thông khí và dẫn lưu xoang gây ra viêm xoang mủ cấp tính.

Tình trạng môi trường bị ô nhiễm như hiện nay cộng với thời tiết càng khiến cho người tiếp xúc với khói bụi, hóa chất mỗi ngày khiến cho bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng.

{keywords}
Viêm mũi cả tháng không khỏi, đi khám ra viêm xoang tràn mủ

Viêm xoang cấp tính có những triệu chứng thường khá giống các bệnh lý tai mũi họng khác. Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm xoang xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng thường giống cảm lạnh và diễn ra không quá 8 tuần.

Các triệu chứng nhận biết viêm xoang, bệnh nhân thấy sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Khi bị viêm xoang, cơn đau ở các vùng quanh mặt xuất hiện theo từng cơn. Vị trí đau còn khác nhau tùy thuộc vào loại viêm xoang mắc phải. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, đặc biệt là ở 2 bên má và thái dương.

Cơn đau nặng dần lên và đôi khi còn lan lên đỉnh đầu. Đau nhức vùng răng hàm. Bệnh nhân bị chảy dịch mũi. Dịch nhầy đặc, có màu vàng hoặc xanh lục do có chứa mủ. Dịch chảy qua mũi hoặc mặt sau về họng. Một số trường hợp có thể có mùi hôi. Sổ mũi kéo dài, tăng nhiều lên vào buổi tối.  Suy giảm khứu giác và vị giác. Các triệu chứng này tăng nhiều lên khi cúi đầu, hơi thở hôi.

Khi bị các triệu chứng trên, người bệnh cần đi kiểm tra thăm khám vì nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang viêm xoang mãn tính.

Đặc biệt viêm xoang mũi ở xung quanh hốc mắt, thành xương của xoang lại tương đối mỏng, nên nhiễm trùng ở xoang có thể lan vào trong hốc mắt gây viêm thành xương của hốc mắt, viêm tổ chức lỏng lẻo hốc mắt, viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, và xa hơn nữa là áp xe ngoài màng cứng, áp xe não.

Dịch mủ trong xoang chảy xuống họng gây viêm họng, nếu dịch mủ lọt vào thanh khí phế quản thì có thể gây viêm thanh khí phế quản, viêm phổi..

Vì thế, khi bị viêm xoang nhất định phải được điều trị kịp thời và chăm sóc chu đáo để ngăn chặn quá trình viêm và phòng ngừa biến chứng.

PGS An nhấn mạnh cần đặc biệt lưu ý viêm xoang ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng viêm xoang cấp tính ở trẻ em thường không rõ ràng. Tuy vậy, tình trạng viêm xoang cấp ở trẻ em diễn tiến vô cùng nhanh và nguy hiểm, gây nhiều biến chứng như sưng nề vùng mắt, viêm xoang mạn tính…

Những thực phẩm cay nóng được khuyến cáo người bị viêm xoang không nên ăn. Chúng có thể sẽ kích thích niêm mạc mũi xoang. Đồng thời những thực phẩm này làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, ảnh hưởng đến tai mũi họng.

Một số loại thực phẩm có thể gây ra những phản ứng dị ứng với cơ thể người như bánh mì, sữa, tôm, cua, ngao, sò, trứng, lạc, socola, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân… Những người mắc bệnh viêm xoang nên thận trọng khi dùng chúng.

Ngoài ra, sữa cũng như các sản phẩm từ sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng có thể khiến cho lượng dịch nhầy trong mũi sẽ tăng lên đáng kể, làm nghẽn các xoang, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Vì thế, những người mắc bệnh viêm xoang nên cẩn trọng khi dùng nhóm thực phẩm này.

Khánh Chi 

 

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !