TS Trần Tuấn: Phải chặn nguồn 'truyền thông ngụy khoa học' về thuốc lá

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trên thế giới, hiện nay có 22.5% người trưởng thành sử dụng thuốc lá, tương ứng với 15,6 triệu người.

Cụ thể, nam giới hút thuốc chiếm 45.3% và nữ giới hút thuốc chiếm 1.1%. Số lượng người trưởng thành hút thuốc lá thụ động cũng tương đối cao. Trong đó, 53.5% người (khoảng 28,5 triệu người) không hút thuốc nhưng đã tiếp xúc với khói thuốc trong nhà và 36.8% người (khoảng 5.9 triệu người) đã tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc (theo số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2015). 

Sau nhiều năm triển khai Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), năm 2012 nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá và lợi ích của môi trường không khói thuốc được nâng lên thông qua công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá được đẩy mạnh và các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng. 

{keywords}

Infonet có cuộc trao đổi với TS Trần Tuấn -  Trung tâm RTCCD, liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm NCDs-VN về những mặt tích cực cũng như nhiều điểm còn hạn chế trong công tác triển khai thực thi Luật PCTHTL. 

{keywords}

TS Trần Tuấn: Chưa thể nói là “đạt được nhiều khả quan”, khi tỷ lệ hút thuốc trong dân chúng chỉ giảm khoảng 1-2% sau 9 năm. Theo kết quả điều tra tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020, so với năm 2015, tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7%, tức chỉ có 0,8% trong 5 năm qua. Cả thập kỷ qua, mà tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá mới giảm từ xấp xỉ 47% xuống 45%, trong khi, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở thanh thiếu niên và phụ nữ, lại gia tăng. 

Thống kê của “Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá”, Bộ Y tế, năm 2015, tỷ lệ hút các sản phẩm thuốc lá điện tử, nung nóng là 1,1% dân chúng; Đến năm 2019, tỷ lệ này đã là 2,6% ở thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 17 trên cả nước, và với riêng học sinh thành thị tỷ lệ lên tới 3,4%. 

Với bao sức người sức của và sự lớn mạnh của hệ thống truyền thông cả chính thống và mạng xã hội như vậy, thì những con số phản ánh tỷ lệ hút thuốc lá nêu trên, rõ ràng không thể nói là “khả quan”, khi Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Bởi thế, càng không thể nói những đạt được trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá suốt 9 năm qua là “thành tựu”. Hãy chĩ coi đấy là những đạt được ở mức khiêm tốn, đáng khích lệ, thế cũng là nhiều rồi. 

{keywords}

TS Trần Tuấn: Theo tôi có 5 mặt tích cực 

Thứ nhất, Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các công tác phòng chống tác hại thuốc lá, đi theo các khuyến cáo của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO FCTC) mà Việt Nam đã tham gia năm 2004. 

Thứ hai, ra được Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (năm 2012) và văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi các điều trong Luật. 

Thứ ba, thành lập được Quỹ PCTH thuốc lá - thể hiện cam kết chính trị của Nhà nước ta về thiết lập nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về mục tiêu thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển bền vững. 

Thư tư, có thực hiện nhiều hoạt động truyền thông về tác hại thuốc lá vào dịp 31/5 hàng năm, “ngày thế giới không khói thuốc”! 

Thứ năm, các tổ chức xã hội phản biện và vận động chính sách công được tạo điều kiện tham gia, hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin Truyền thông, các ban Đảng và một số ủy ban của quốc hội để thúc đẩy thực thi luật phòng chống tác hại của thuốc lá. 

{keywords}
{keywords}

TS Trần Tuấn: Quan niệm trên là sai, quá rõ ràng rồi. Nhưng muốn người dân thay đổi được quan niệm trên, thì phải chặn nguồn “truyền thông ngụy khoa học” duy trì tình trạng trên. Không khó để nhận ra ai “đưa ra” và ai cố gắng định hình trong xã hội quan niêm trên, ai có lợi khi dân chúng còn duy trì những suy nghĩ trên. Đó chính là ngành công nghiệp thuốc lá! 

{keywords}

 Nhiều lắm! Phải làm vô số hoạt động, và làm liên tục, bền bỉ, mạnh mẽ, tương xứng với đối tượng “ngành công nghiệp thuốc lá” đã, đang và sẽ tiếp tục làm! 

Nghĩa là, chừng nào Ban Chỉ đạo thuốc lá coi phòng chống tác hại của thuốc lá thực chất là “cuộc chiến” đương đầu với ngành công nghiệp thuốc lá, thì chừng ấy, sẽ chuyên tâm vào tìm hiểu nhận ra các “can thiệp” của ngành công nghiệp này. Khi đã phơi bày được “sự can thiệp” của ngành công nghiệp thuốc lá, sẽ tìm ra biện pháp “hóa giải”. 

Lúc ấy, sẽ không còn những suy nghĩ sai lầm trên trong dân! 

Các chuyên gia cho rằng tăng thuế thuốc lá tuyệt đối có thể giảm đáng kể số người hút thuốc có thu nhập thấp và ngăn chặn được nhiều thanh niên hút thuốc hơn. 

TS Trần Tuấn: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. 

Thuế và giá là giải pháp có hiệu quả cao trực tiếp làm giảm tiêu dùng thuốc lá so với các giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá khác, và mang ý nghĩa của giải pháp phòng bệnh đã được Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng.   

Việt Nam hiện có mức giá và thuế thuốc lá ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ chỉ chiếm 36,7% (số liệu năm 2018), bằng một nửa so với các nước ASEAN (như Singapore: 67,5%; Thái lan: 73%..). 

Tôi ủng hộ đề xuất rằng bên cạnh điều chỉnh tăng thuế suất tỷ lệ đang áp dụng, phải áp thêm thuế tuyệt đối, với mức tối thiểu từ 2500 đ/ bao (vào năm 2022) tăng dần tới 5000đ/bao (năm 2024). Theo tính toán, giải pháp này sẽ giúp giảm được 675.000 nghìn người hút thuốc - phần nhiều là thanh thiếu niên và người thu nhập thấp, đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng hút thuốc, chưa kể thu ngân sách từ thuế tăng thêm 18 nghìn tỷ.

{keywords}
{keywords}

 TS Trần Tuấn: Thách thức lớn nhất đó là trong hệ thống chính phủ, đặc biệt từ Bộ Công Thương, vẫn để tồn tại sự can thiệp của các doanh nghiệp thuốc lá và rộng ra, ngành công nghiệp thuốc lá cả trong nước và quốc tế, làm suy yếu các chính sách kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam, đặc biệt liên quan tới thuế thuốc lá, cảnh báo sức khỏe hình ảnh trên bao thuốc lá, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các công ty thuốc lá. Nghiêm trọng không kém, là sự chậm trễ trong ra chính sách ngăn chặn sự xâm nhập thị trường Việt Nam của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong suốt chục năm qua, khiến gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thanh thiếu niên và phụ nữ dùng hai loại sản phẩm này nói riêng và thuốc lá nói chung.  

Biện pháp giải quyết chung là quán triệt lại quan điểm của chính phủ phòng chống tác hại của thuốc lá theo hướng tuân thủ thực hiện đúng công ước khung quốc tế WHO-FCTC đã ký. Hành động cụ thể chính xếp theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

- Đưa vào thực hiện nội dung điều 5.3 trên toàn hệ thống làm chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, tạo cơ sở rộng ra cho triển khai minh bạch và giải trình trách nhiệm trong phát triển chính sách phòng chống các bệnh không lây nhiễm, và góp phần cải thiện tính minh bạch và giải trình trách nhiệm của hệ thống nhà nước nói chung. 

- Hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức khoa học ngoài nhà nước, phi vụ lợi với vai trò hỗ trợ Chính phủ thực thi đầy đủ Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới mà Việt Nam đã ký vào 2004 trong các hoạt động sau:

· Truyền thông về tác hại thuốc lá và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt hướng tới đối tượng thanh thiếu niên, sử dụng các bằng chứng khoa học nhân bản.

· Giám sát, đánh giá việc thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tác hại thuốc lá đã nêu trong thời gian vừa qua bao gồm: tăng thuế thuốc lá; triển khai quy định môi trường không khói thuốc ở tất cả các khu vực công cộng, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lớn trên các sản phẩm thuốc lá và cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.

· Xây dựng và ban hành chính sách cấm các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng vì các bằng chứng khoa học và thực tiễn cho thấy các sản phẩm này thu hút thanh thiếu niên và gây nghiện

· Theo dõi, phát hiện và phản biện các vi phạm của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách thuốc lá tại Việt Nam

· Thúc đẩy thực thi Điều 5.3 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong các cơ quan chính phủ tập trung vào minh bạch, giải trình trong quan hệ với ngành công nghiệp thuốc lá 

Vâng xin cảm ơn ông! 

{keywords}

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !