Phải đủ những tiêu chí này, các địa phương mới triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em
Bộ Y tế cho biết, tỉnh nào đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên thì mới tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ 12-17 tuổi.
Địa phương nào sẽ được tiêm vắc xin cho trẻ em trước? |
Những nhóm trẻ nào cần trì hoãn và thận trọng khi tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính tiển triển sẽ trì hoãn tiêm vắc xin phòng Covid- 19 và cần thận trọng với những trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.
Tại buổi tập huấn về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi vào chiều ngày 29/10, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, có hai loại vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép tiêm cho trẻ là vắc xin Pfizer và Moderna.
Trong đó, hiện nay do nguồn cung, Việt Nam chủ yếu tiêm vắc xin Pfizer. Vắc xin này được tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi (tương đương lớp 7-12), giống liều lượng của người lớn.
Trong tháng 11, sẽ triển khai tiêm mũi một, dự kiến triển khai dần cho các tỉnh theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vắc xin. Đầu tháng 12, sẽ cố gắng mở rộng việc tiêm cho trẻ trên toàn quốc.
Cụ thể, tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ.
Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao. Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên tiêm cho nhóm này.
Hiện nay, mới chỉ có TP.HCM – hầu như đã hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên triển khai tiêm thí điểm cho trẻ em. Tất cả các tỉnh phía Nam đã đạt tỷ lệ bao phủ mũi một khá cao, từ 60% trở lên, một số tỉnh thậm chí đã hoàn thành mũi 2 trên 70%. Hiện các địa phương này đang lập kế hoạch để tiêm cho trẻ. Bộ Y tế sẽ có quyết định riêng về việc phân bổ vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ.
Bà Hồng cũng cho biết, việc tiêm vắc xin cho trẻ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, hạ dần lứa tuổi, tiêm cho học sinh lớp 11-12 trước sau đó đến lớp 10 và kết thúc tiêm chủng cho trẻ khối cấp 3 thì sẽ tiêm cho trẻ học cấp 2, cũng từ lứa tuổi cao đến thấp. Việc tiêm sẽ được thực hiện tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, điểm tiêm dịch vụ…
Hiện nay trên thế giới mới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vắc xin cho trẻ em.
“Với tiến độ cung ứng và tiêm vắc xin như hiện nay, chúng tôi hy vọng có thể hoàn thành được mục tiêu bao phủ vắc xin cho hầu hết người dân Việt Nam trong năm nay. Trong quý 4, sẽ nỗ lực trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm ít nhất một mũi. Nếu cung cứng đủ trong tháng 12 và đầu năm 2022 thì chúng ta sẽ sớm bao phủ được vắc xin cho người lớn và cho trẻ”, TS Hồng chia sẻ.
Đánh giá về tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, các nhà chuyên môn cho biết không có sự khác biệt so với người lớn.
Các phản ứng sau tiêm vắc xin Covid- 19 cho trẻ em phổ biến là sưng, đau chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt, có thể buồn nôn, và sẽ tự hết sau vài ngày.
Đã có một số báo cáo về viêm cơ tim sau tiêm vắc xin nhóm mRNA nhưng tỷ lệ rất thấp.
TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng Phòng khám, tư vấn tiêm chủng - Khoa dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý, trẻ em cần phải được theo dõi đúng các quy trình sau tiêm chủng.
N. Huyền
8 dấu hiệu sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ cha mẹ cần nhớ
Theo kế hoạch, từ tháng 11/2021, Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên toàn quốc, khi trẻ đi tiêm vắc xin Covid-19, rất cần có sự hỗ trợ, chuẩn bị của cha mẹ
Hà Nội bao giờ sẽ tiêm vắc xin cho trẻ, nhóm trẻ nào được ưu tiên tiêm trước?
Hà Nội dự kiến sẽ tiêm vắc xin cho trẻ từ 12- 17 tuổi vào cuối năm nay. Trong trường hợp không đủ vắc xin, sẽ tiêm từ độ tuổi cao đến thấp.
Ba cách cha mẹ cần nhớ để bảo vệ trẻ khi chưa được tiêm phòng Covid-19
Theo các chuyên gia, trẻ em nhiễm bệnh Covid-19 ít bị nặng hơn so với người lớn, nhưng trẻ em vẫn là nguồn lây nhiễm gây bệnh cho những người trong gia đình, cho các bạn trong lớp.