Người béo phì cần làm gì trong đại dịch Covid-19?
Trong đại dịch Covid-19, béo phì được xem là 'kẻ thù giết người thầm lặng' vì những người béo phì thường gặp biến chứng nặng nếu nhiễm Covid-19.
Chờ lên cáng sợ không kịp, nam điều dưỡng cõng F0 đi cấp cứu khi SPO2 ở mức 'tử thần'
SPO2 của người bệnh xuống chỉ còn 71%, chờ đặt lên cáng xuống khoa cấp cứu không kịp, nam điều dưỡng đã vội vàng cõng F0 chuyển nặng, đồng nghiệp ôm theo bình oxy đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu.
Mỗi ngày, chúng ta tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và nạp một lượng năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động sống. Tuy nhiên, sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dễ khiến chúng ta tăng cân, và nặng hơn nữa là tình trạng béo phì.
Béo phì không chỉ dừng lại ở mức độ mất thẩm mỹ. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của những ai mắc phải, và cần có những phương pháp điều trị thích hợp.
Theo TS BS. Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM), béo phì là tình trạng gia tăng và tích tụ quá mức lượng mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng (mỡ xung quanh các cơ quan trong bụng). Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 kg/m2 tới dưới 25 kg/m2 được xếp vào nhóm thừa cân, từ 25 kg/m2 trở lên sẽ được xem là béo phì.
Bệnh lý béo phì gây ra các rối loạn về chuyển hóa cũng như rối loạn chức năng của cơ thể và ảnh hưởng nặng nề đến những cơ quan khác như hô hấp, khớp, tim mạch...
Các y bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân bị béo phì nhiễm Covid-19 tại TP.HCM. |
Điều đáng lo ngại chính là béo phì thường không có triệu chứng gây khó chịu, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc này họ đã có nhiều khả năng bị các bệnh lý như đột quỵ, bệnh mạch vành, mỡ máu… Tâm lý chủ quan khiến người bệnh không đi khám, làm quá trình chẩn đoán sớm và điều trị trở nên khó khăn.
Nhiều nghiên cứu đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Béo phì, được xem là một bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây ra, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết khối và các bệnh về phổi.
Ngoài ra, béo phì làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tạo ra trạng thái viêm mạn tính. Những yếu tố đó có thể dẫn đến hệ quả xấu sau khi bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Vì vậy, đến nay TS BS. Trần Quang Nam cho rằng người bệnh béo phì được khuyến khích bắt đầu từ việc kiểm soát cân nặng bằng các phương pháp không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và vận động điều độ.
Theo BS CKI. Ngô Cao Ngọc Điệp - Khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chế độ ăn được đề nghị cho người bệnh béo phì có rối loạn đường huyết thường từ 1500-1800 kcal/ngày đối với nam và 1200-1500 kcal/ngày đối với nữ. Trong đó, tỷ lệ các nhóm đại dưỡng chất như chất bột đường, chất đạm và chất béo có trong khẩu phần phải được cá thể hóa, như phù hợp với mô hình ăn uống hiện tại, phù hợp thực phẩm địa phương, với sở thích...
Các nguyên tắc chính của chế độ ăn bao gồm: ăn uống điều độ, chọn lựa thực phẩm lành mạnh, kiêng ăn các thực phẩm ngọt và giàu béo, ăn vừa đủ chất đạm và tinh bột, ưu tiên chọn thực phẩm giàu chất xơ.
Song song với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh béo phì có rối loạn đường huyết cũng cần lên kế hoạch tập luyện thể chất phù hợp. Trong quá trình giảm cân, tập luyện giúp bảo toàn khối cơ xương, giúp tăng cường sự trao đổi chất từ đó duy trì số cân đã giảm được thông qua giảm calo hấp thụ ở khẩu phần ăn. Quá trình giảm cân được khuyến cáo nên thực hiện khoa học, an toàn và hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
TS BS. Trần Quang Nam lưu ý, trong thời gian giãn cách xã hội do Covid-19 như hiện nay, người bị thừa cân, béo phì rất dễ tăng cân do hạn chế vận động, không kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể. Mặt khác, khi người béo phì, người bệnh đái tháo đường nhiễm Covid-19 rất dễ có biến chứng nặng.
Đặc biệt với người đái tháo đường kèm béo phì thì nguy cơ phải nhập viện do Covid-19 càng cao và có thể tăng khả năng tử vong. Chính vì vậy, người bệnh béo phì càng cần phải thực hiện chế độ ăn khoa học, duy trì tập luyện thể chất để kiểm soát cân nặng cũng như duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Trẻ béo phì mắc Covid-19 dễ chuyển biến nặng
Những trẻ có cơ địa béo phì, có bệnh lý nền bẩm sinh: tim bẩm sinh, lupus ban đỏ hệ thống, hen suyễn, ung thư… nếu bị mắc Covid-19 sẽ dễ bị nặng hơn.
Chuyên gia chỉ cách chăm con mùa dịch không lo béo phì
Giữa bối cảnh đại dịch, sức khoẻ đang là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với trẻ em thừa cân béo phì - đối tượng dễ bị tổn thương.
K.Chi