Không biết đang nhiễm Covid-19 mà tiêm vắc xin, cần lưu ý điều gì?
Nếu người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng nên không biết vẫn tiêm vắc xin thì kháng thể sẽ trung hoà với kháng nguyên Covid-19. Lúc này, hiệu quả của vắc xin không còn
Theo PGS, BS Đỗ Văn Dũng – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, khi đang nhiễm Covid-19 vẫn tiêm vắc xin thì không ảnh hưởng nặng tới nguy cơ bệnh Covid-19 nặng hơn bình thường, nhưng kháng thể vắc xin không còn nhiều vì cơ thể đang tạo kháng thể chống với virus.
Người nhiễm Covid-19 khi đi tiêm vắc xin sẽ nguy hiểm cho cộng đồng, đến các điểm tiêm chủng đông người có nguy cơ lây lan cho người khác. Vì vậy, người đi tiêm cần theo dõi các triệu chứng của mình nếu có dấu hiệu ho, sốt, mất khứu giác thì không nên tới các điểm tiêm.
PGS Dũng cho biết nếu người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng nên không biết vẫn tiêm vắc xin thì kháng thể sẽ trung hoà với kháng nguyên Covid-19. Lúc này, hiệu quả của vắc xin không còn.
Vì thế các cơ quan y tế khuyến cáo sau 6 tháng khỏi bệnh mới tiêm mũi vắc xin tiếp theo. Hiện các quốc gia khuyến cáo 6 tháng, Hoa Kỳ khuyến cáo 3 tháng.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM. |
Đối với những người đã tiêm vắc xin Covid-19 hay đã là bệnh nhân hồi phục, để biết mình có kháng thể Covid-19 hay không về khoa học cần làm xét nghiệm tìm kháng thể. Ở TP.HCM có nhiều bệnh viện có dịch vụ xét nghiệm kháng thể, qua đó có thể đánh giá hiệu giá kháng thể. Nhưng thực tế, PGS Dũng cho rằng chỉ cần tiêm vắc xin đã có kháng thể hoặc đã mắc bệnh hồi phục thì đã có kháng thể không cần thiết phải xét nghiệm.
Vắc xin Covid-19 được xem là cách an toàn để cơ thế có kháng thể chống virus khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Về nguy cơ rủi ro khi tiêm vắc xin, theo PGS Dũng có 2 nhóm tác dụng phụ.
Tác dụng phụ phổ biến ai cũng gặp là đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau sốt, đau cơ, mệt mỏi đây là tác dụng không có gì đáng ngại, vết tiêm sẽ hết sau 1, 2 ngày, đây là nhận biết của cơ thể với dị vật. Còn nếu không có biểu hiện trên sau tiêm thì cũng không phải vắc xin ít tác dụng.
Nhóm tác dụng bất lợi phản vệ có nhưng vô cùng hiếm, có thể xảy ra ở một số vắc xin khác nhau. Một số vắc xin có biến chứng sau tiêm như viêm cơ tim khi sử dụng vắc xin Pfizer; biến chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông ở vắc xin AstraZeneca nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nguy cơ của bệnh Covid-19.
K.Chi