Hơn 80% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, điều này nguy hiểm thế nào?
Hiện nay người mang virus nhưng không có triệu chứng được cảnh báo nguy hiểm bởi như vậy sẽ không biết ai có dấu hiệu để 'bắt' bệnh nhân.
Hà Nội không phong toả tràn lan nhưng kiểm soát chặt, phạt nghiêm người không đeo khẩu trang
Đây là ý kiến của PCT UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng tại buổi giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, trong số 372 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, có trên 300 ca là bệnh nhân ghi nhận tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai... Trong đó có 86,6% (322 ca) không có triệu chứng lâm sàng, biểu hiện nhẹ là 44 ca (11,8%), tiên lượng nặng 1 ca (0,3%), nguy kịch (dùng ECMO) 1 ca (0,3%).
Tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng như trên là cao hơn so với khảo sát ở nhóm bệnh nhân nhiễm chủng virus cũ, thông thường là trên 60%. Trong đợt dịch này, theo kết quả giải trình tự gen tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong 16 mẫu gửi đến có 11 mẫu đạt yêu cầu để giải trình tự gen thì cả 11 mẫu đều là chủng virus biến thể mới ghi nhận lần đầu tại Anh.
Với các trường hợp không có triệu chứng, bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm, cho rằng điều này không nằm ngoài quy luật “người mang mầm bệnh không triệu chứng”. Nhưng mức độ của người mang virus SARS-CoV-2 không triệu chứng này nguy hiểm hơn rất nhiều.
Virus vào cơ thể nhân lên trong cơ thể và lây nhiễm cho người khác. Chính vì vậy, bác sĩ Khanh cho rằng các cơ sở y tế hết sức cẩn trọng. Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì sẽ dễ bỏ sót ca bệnh. Các ca bệnh hiện nay đều “bắt” được từ truy vết, cách ly là chính.
Người mang mầm bệnh không có triệu chứng, có nghĩa là người đang mang mầm bệnh trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm mầm bệnh, nhưng không có dấu hiệu cũng như triệu chứng nào.
Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi chính mầm bệnh nhưng người mang mầm bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Những người mang mầm bệnh không triệu chứng này sẽ gieo rắc mầm bệnh ra môi trường, làm cho nhiều người bị lây nhiễm và lâm bệnh, thậm chí bùng phát thành dịch. Vì vậy, bác sĩ Khanh cho rằng người dân cần cảnh giác.
Với chủng virus mới này thời gian ủ bệnh trung bình ngắn hơn, lúc trước 5-6 ngày thì mới thành người phát tán virus ra môi trường, bây giờ có thể chỉ cần 2-3 ngày. Người bệnh sẽ phát tán virus với mật độ cao hơn và lâu hơn, tồn tại trong môi trường lâu hơn. Vì vậy, bác sĩ Khanh cho rằng người bệnh hết sức cảnh giác. Luôn luôn thực hiện quy tắc 5K. Các cơ quan quản lý cần nhanh chóng truy vết, cách ly.
Bệnh nhân Covid-19 tại Hải Dương. |
Theo GS Nguyễn Gia Bình – Tổ trưởng Tổ điều trị Bệnh nhân Covid-19 nặng cho biết hiện nay các ca bệnh ở ngoài cộng đồng không có triệu chứng, chỉ một số ca sốt, ho. Nhưng theo tiến triển của virus thì khoảng 8 ngày sau khi có triệu chứng bệnh có thể diễn tiến nặng hơn. Theo thống kê khoảng 5% bệnh nhân sẽ có diễn tiến nặng vì vậy không thể chủ quan với dịch Covid-19 đặc biệt là cả người không có triệu chứng.
Thạc sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết hiện nay số ca nhiễm ở Hải Dương, Quảng Ninh được điều trị tại chỗ. Chỉ riêng hai ca đầu được đưa về BV Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.
Lý giải vì sao không đưa bệnh nhân tập trung điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, GS Bình cho biết đưa một bệnh nhân Covid-19 từ địa phương này sang địa phương khác rất tốn kém và công tác khử khuẩn, an toàn cũng không đảm bảo. Theo GS Bình, trước đây trong dịch ở Đà Nẵng vận chuyển các bệnh nhân Covid-19 từ Đà Nẵng sang Huế đã vô cùng khó khăn vì vậy chính sách phòng chống Covid-19 ở nước ta hiện nay là điều trị tại chỗ.
Các bệnh viện Dã chiến hoàn toàn có thể điều trị được bệnh nhân nặng bởi đã được trang bị các thiết bị y tế hiện đại.
Khánh Chi
Có nên về quê ăn Tết?
Gần Tết rất nhiều gia đình đã lên kế hoạch về quê ăn Tết nhưng do dịch bệnh nên nhiều người còn đang chần chừ....