F0 theo dõi tại nhà, 3 mức độ bạn cần nhớ

Hiện nay, Bộ Y tế thí điểm cho theo dõi cách ly F0 tại nhà. Các chuyên gia cho rằng F0 ở nhà việc tự theo dõi sức khỏe vô cùng quan trọng

Chia sẻ của những F0 vượt qua lằn ranh 'sinh tử'

Chia sẻ của những F0 vượt qua lằn ranh 'sinh tử'

'Tôi bị mắc Covid-19, suy hô hấp, rối loạn đông máu, đi còn không vững nhưng đã được cấp cứu kịp thời, may mắn tôi đã được cứu sống, công ơn các y bác sĩ thật lớn...', đó là chia sẻ của anh D. sau khi điều trị khỏi Covid-19

 
 
Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đang tăng cường hỗ trợ TP.HCM cho rằng, đến nay yêu cầu của tình hình thực tiễn khác với giai đoạn trước. Làn sóng dịch thứ tư này sẽ đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi thách thức lớn hơn nhiều các làn sóng dịch trước.
 
Nếu đầu năm 2020 chúng ta có thể chăm sóc từng người nhiễm Covid-19, quản lý trong các bệnh viện thậm chí phải giải phóng nhiều khoa, đơn nguyên chỉ để điều trị 1 ca nhiễm SARS-CoV-2. Vì lúc đó số ca mắc ít, chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh mới này nên việc dành nhân lực, vật lực theo dõi từng ca bệnh là cần thiết.
 
Tuy nhiên, với hơn 200 nghìn người nhiễm cho đến nay, Thạc sĩ Thái cho rằng thực tiễn số người nhiễm ngày 1 tăng thì cách thức như trước đây cần xem xét rút kinh nghiệm. Khi khả năng thu dung của các địa phương vượt quá thì người bị nhiễm phát hiện chưa được đưa đến cơ sở thu dung điều trị sẽ xảy ra. Những người nhiễm SARS-CoV-2 khi chưa tới được cơ sở y tế họ cần được chăm sóc y tế như thế nào cũng cần được quan tâm.
 
Thạc sĩ Thái chia sẻ khi số ca mắc tăng cao thì hệ thống y tế quá tải, ngay cả ở Mỹ, Tây Âu khi vào đỉnh điểm của Covid-19 thì đều quá tải y tế. Người nhiễm bệnh cần nhu cầu thở oxy ngày 1 tăng cao và họ phải tìm tới bệnh viện. Các bệnh viện cần điều tiết để những người cần thở oxy được vào viện, người không cần thở oxy không cần ở bệnh viện.
 
Theo thống kê của Tiểu ban điều trị bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, đa số các trường hợp nhiễm Covid-19 chưa có triệu chứng, cụ thể 56,7 % chưa có triệu chứng, hơn 30 % có triệu chứng nhẹ nếu đưa được các biện pháp hỗ trợ cho họ trong thời gian điều phối họ ở ngoài sẽ tốt hơn là đưa hết vào cơ sở y tế cách ly theo dõi.  

 

{keywords}
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại BV Dã chiến số 2 ở TP.HCM.

 
Các trường hợp F0 được thạc sĩ Thái chia ra 3 mức nguy cơ:
 
Nguy cơ thấp: Dưới 64 tuổi, không có bệnh nền, từng tiêm vắc xin, chưa có biểu hiện bệnh, có biểu hiện bệnh nhẹ, độ bão hoà oxy tốt SpO2 đánh giá khả năng hấp thu oxy của cơ thể, thể hiện chức năng hô hấp nếu SpO2 95% thì có thể xếp vào mức nguy cơ thấp.
 
Xử trí: chuyển tới cơ sở thu dung ban đầu, ở phân tầng thấp nhất trong nấc thang cơ sở điều trị Covid-19 hoặc theo dõi tại cộng đồng, chờ nhập viện.
 
Người nhiễm tự theo dõi sức khoẻ cho chính mình. Khi tình trạng sức khoẻ thay đổi nên thông báo cho nhân viên y tế.
 
Người bệnh cần có số điện thoại liên lạc nếu có tình trạng cấp cứu thì kết nối nhân viên y tế để hỗ trợ cấp cứu kịp thời.
 
Người nhiễm tự đánh giá lại xem mình ở mức nguy cơ nào. Nếu SpO2 tụt xuống thì xử lý ở mức nguy cơ khác.
 
Nguy cơ trung bình: Trên 65 tuổi hoặc dưới 64 tuổi có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 5 tuổi
 
Ở mức nguy cơ này có thể có biểu hiện bệnh, thể hiện dấu hiệu trung bình, SpO2 từ 92 đến 94 %. Đối với mức độ này cần được theo dõi tại bệnh viện. Nhưng trong thời gian chờ nhập viện người bệnh vẫn kết nối với nhân viên y tế. Tuy nhiên, có thể người bệnh phải chờ nhiều ngày, có trường hợp người nhiễm tình trạng tốt lên. Nhưng có trường hợp tình trạng xấu đi thì mức nguy cơ chuyển sang cao.
 
Nguy cơ cao: Trên 65 tuổi có bệnh nền, bệnh nhân có tình trạng lơ mơ, lú lẫn, kích thích, bồn chồn, thay đổi về nhịp tim (120 nhịp/phút), huyết áp (dưới 90/60 mmhg), nhịp thở nhanh (>30 lần), SpO2 dưới 92% cần phải nhập viện ngay.
 
Nếu nhân viên y tế chưa tới thì người chăm sóc, người bệnh cũng phải đánh giá tình trạng của bệnh. Ví dụ như cách đo nhịp tim. Cách thực hiện rất đơn giản đặt bàn tay lên ngực, mắt nhìn đồng hồ và thư giãn rồi đến nhịp thở. Đo SpO2 có thể dùng máy đo đầu ngón tay, đo huyết áp…
 
Ví dụ ở TP.HCM có các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và chính nhân viên y tế có kết nối với người bệnh phải hướng dẫn. Vì vậy, nhân viên y tế phải hỗ trợ người nhiễm bệnh ở nguy cơ cao khi họ ở cộng đồng.
 
Khi F0 ở cộng đồng thì giai đoạn quan trọng nhất theo dõi bệnh đó là từ 7 – 10 ngày đầu nhiễm Covid-19. Nếu sau thời gian này không có tiến triển điều đó cho thấy người nhiễm SARS-CoV-2 không có tiến triển và tự hết virus.
 
Khánh Chi 
 
 
 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !