Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế tập huấn công tác phòng chống và ứng phó dịch bệnh Ebola cho cán bộ các tỉnh thành phía Nam.

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 1
Bệnh nhân nhiễm bệnh nặng được đưa làm luồng giữa bằng băng ca

Sáng 14/8, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế các bệnh viện, trung tâm y tế các tỉnh phía Nam về triển khai công tác phòng chống và ứng phó với dịch bệnh Ebola tại Viện Pasteur TP.HCM.

Có mặt tại buổi tập huấn ông Trần Đức Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng phát biểu, trước nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm Ebola xâm nhập vào nước ta, Chính phủ và Bộ Y tế đã kịp thời chỉ đạo các địa phương trong cả nước triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 2

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đức Phu phát biểu

Theo Cục trưởng Trần Đức Phu, buổi tập huấn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua đây Cục Y tế Dự phòng sẽ cung cấp, thông tin đầy đủ đến cán bộ các tỉnh các vấn đề liên quan đến chuyên môn, công tác phòng chống và xử lý khi phát hiện ca nhiễm bệnh Ebola.

Bà Lâm Minh Yến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho biết, sở dĩ dịch bệnh Ebola bùng phát và lây lan không kiểm soát được ở các nước Tây và Trung Phi vì nhiều lý do, nhưng cơ bản là các bệnh viện, nhân viên y tế chưa có kinh nghiệm đối phó, cũng như chưa được trang bị kiến thức về phòng dịch Ebola một cách đầy đủ.  

Trong diễn biến có liên quan, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cũng đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch Ebola đến 24 trung tâm y tế dự phòng quận, huyện. Tại mỗi cơ sở đều phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị dự phòng, hóa chất, vật tư đề phòng khi có dịch xảy ra.

Tại buổi tập huấn, Đội cơ động chống dịch Viện Pasteur TP.HCM đã thực hành diễn tập với tình huống giả định là phát hiện những người nhiễm bệnh Ebola làm việc từ Liberia về TP.HCM, sau 16 ngày có những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, đau cơ, xuất huyết… Bệnh nhân được cách ly đưa đến bệnh viện điều trị.

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 3
Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 4

Đội cơ động chống dịch Viện Pasteur chuẩn bị diễn tập

Đội cơ động Viện Pasteur được điều động đến ổ dịch để khử khuẩn bệnh nhân, những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng như phương tiện đi lại của bệnh nhân trước khi được chuyển đến khu cách ly.

Nhà khử khuẩn cho bệnh nhân có 3 luồng dành cho bệnh nhân nam, nữ và người bệnh nặng phải chuyển bằng băng ca cứu thương. Mỗi luồng được ngăn chia thành 3 buồng.

Buồng 1 là khu vực đón tiếp và hướng dẫn bệnh nhân thay quần áo, cách sử dụng các vòi nước, hóa chất. Áo quần bẩn sẽ được bỏ vào thùng thiêu hủy.

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 5

Thay quần áo bẩn cho bệnh nhân

Tiếp đó bệnh nhân được chuyển qua buồng 2 làm sạch bằng nước một phút, nước khử khuẩn một phút và làm sạch lại bằng nước sạch trong 1 phút nữa.

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 6

Làm sạch cơ thể bệnh nhân bằng hóa chất và nước sạch

Tại buồng cuối, bệnh nhân được hướng dẫn thay quần áo mới và di chuyển tiếp vào khu vực cách ly trong bệnh viện để điều trị.

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 7

Sau đó, bệnh nhân được thay quần áo mới và di chuyển vào phòng điều trị cách ly ở bệnh viện

Ngoài ra, phương tiện vận chuyển bệnh nhân cũng được khử khuẩn bằng hệ thống phun hóa chất tự động rất tiện lợi và an toàn. 

Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 8
Cận cảnh diễn tập phòng chống và ứng phó dịch Ebola - ảnh 9

Phương tiện di chuyển bệnh nhân cũng được khử khuẩn bằng hệ thống phun hóa chất tự động và thủ công.


Phương Nguyễn

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !