Sốt xuất huyết bùng phát: TP HCM 7 ca tử vong trong 7 tháng, 200 ca đang điều trị

TPHCM đã có 7 người tử vong do sốt xuất huyết, Đồng Nai đã có một trường hợp tử vong, sốt xuất huyết khu vực phía Nam đang diễn biến ngày một tăng nhanh.

Hóc Môn hiện còn rất nhiều vật dụng chứa nước trong các hộ dân, là nơi có thể phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết

Bác sĩ Ngô Hồng Việt Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn TPHCM cho biết, tính đến ngày 11/8, toàn huyện ghi nhận 2.260 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 393% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, có 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Huyện Hóc Môn cũng ghi nhận phát sinh 180 ổ dịch sốt xuất huyết với 2 ổ dịch trong trường học. Hiện toàn huyện có 932 điểm nguy cơ có thể phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết trong thời gian tới.

Nói về nguyên nhân dịch sốt xuất huyết tăng cao trong thời gian qua, BS Ngô Hồng Việt Thanh chia sẻ, Hóc Môn là địa bàn rộng, có nhiều bãi đất trống biến thành bãi tập kết rác thải, nhiều tuyến đường không có cống thoát nước khiến nước ứ đọng trong thời gian dài, người dân có tập quán trữ nước mưa... là điều kiện lý tưởng để lăng quăng, muỗi vằn sinh sôi phát triển.

Bên cạnh đó, tỷ lệ dân nhập cư chiếm đến khoảng 45% dân số, chủ yếu là công nhân lao động, buôn bán nhỏ, ở trọ tại các khu nhà trọ và thường xuyên vắng nhà khiến công tác tuyên truyền và xử lý dịch bệnh gặp khó khăn, người dân không hợp tác để phun hóa chất diệt muỗi.

Cảnh báo ổ dịch sốt xuất huyết

Với việc có đến 932 điểm nguy cơ trên địa bàn, BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM lo ngại Hóc Môn sẽ trở thành “điểm nóng” về dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới bởi 932 điểm nguy cơ có thể sẽ trở thành 932 ổ dịch nếu không được kiểm soát, xử lý rốt ráo.

Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TPHCM đang vào mùa cao điểm. Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, 7 tháng đầu năm 2019, thành phố ghi nhận 31.787 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng qua, thành phố có 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; trong đó có 5 người lớn và 2 trẻ em. Dự báo tình hình bệnh sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo người dân tích cực phối hợp với ngành y tế tham gia diệt lăng quăng, loại bỏ và lật úp các vật chứa nước nhằm kéo giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết cho bản thân và cộng đồng.

Tại Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có bệnh nhân đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết tại xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom. Theo thống kê của ngành y tế Đông Nai, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 9.200 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng ở tất cả 9 huyện và 2 thành phố, chủ yếu ở Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành và Cẩm Mỹ.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM hiện đang điều trị cho 200 ca sốt xuất huyết gồm cả người lớn và trẻ em. Trong đó, tại Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn đang cứu chữa cho 5 trường hợp nặng được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến dưới và các tỉnh lân cận. Tại đây, có những bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, vàng da, còn có trường hợp bị viêm não do virus Dengue dẫn đến rối loạn thị giác, co giật thần kinh...

TS.BS Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết: Sốt xuất huyết dengue diễn biến từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Những ngày đầu, bệnh nhân chủ yếu là sốt, đau nhức cơ nhưng sau đó có thể chuyển nặng.

Cụ thể, người bệnh bị thoát huyết tương ra ngoài thành mạch dẫn đến sốc sốt xuất huyết, hoặc rối loạn đông máu khiến bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, chảy máu răng, máu mũi, không thể cầm máu hoặc rong kinh, xuất huyết âm đạo ở phụ nữ. Nhiều khi có tình trạng tổn thương tạng, thường gặp là tổn thương gan, thận, hôn mê…, một số trường hợp xuất huyết não.

Tại khoa Hồi sức Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, những ngày gần đây, mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 5-6 ca bị sốc sốt xuất huyết. Hiện tại khoa cũng đang điều trị cho 5 trẻ bị biến chứng nặng, trong đó có một số trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ như bị béo phì, bệnh hen suyễn, động kinh, buộc các y bác sĩ phải theo dõi dấu hiệu sinh tồn từng giờ để đảm bảo tính mạng cho trẻ.

An Nhiên

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !