Một phụ nữ tử vong sau khi tiêm chất làm đầy nâng ngực tại nhà
Bệnh viện Thống Nhất đã tiếp nhận và cấp cứu một phụ nữ sinh năm 1988, vào viện vì sốt, khó thở sau đó diễn tiến nặng, gia đình xin về. Bệnh nhân đã tiêm filler trước đó 1 tuần để nâng ngực.
Bác sĩ thẩm mỹ phát hoảng với bộ ngực lở loét, chảy dịch của bệnh nhân
Người phụ nữ ôm bộ ngực đau nhức, thủng lỗ, nham nhở, trào dịch mủ đến viện cầu cứu. Ekip phẫu thuật tá hỏa khi phát hiện miếng gạc y tế to, bốc mùi ở ngực bệnh nhân…
Theo BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), cho biết nơi đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân vào viện vì sốt, khó thở sau đó diễn tiến nặng, gia đình xin về.
Trước đó 1 tuần, bệnh nhân có gọi người đến nhà tiêm filler nâng ngực. Tổng lượng filler tiêm không rõ, sau khi tiêm thì bệnh nhân bắt đầu khó thở diễn biến nặng dần.
Sau khi vào viện bệnh nhân được theo dõi sát. Tuy nhiên, đến 27/2, bệnh nhân bị ho ra máu sét đánh, ho ra 1 lượng lớn máu.
Xquang phổi của bệnh nhân trắng xóa. |
Phim chụp Xquang có thuốc cản quang thấy trắng xoá nhu mô phổi, dựng hình CT thấy nhiều ổ xuất huyết lớn ở khắp 2 bên phổi. Tiên lượng cực kì xấu. Dù được tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong vào ngày 28/2 với chẩn đoán sốc mất máu do chảy máu trong phổi.
Theo BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, hội chứng xuất huyết phế nang lan tỏa có thể gặp trong nhiều bệnh lý như rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng, nhiễm độc. Hiện chưa kết luận được nguyên nhân tử vong của bệnh nhân là do liên quan đến chất làm đầy.
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, tiêm filler vào mông và ngực có thể được xem là một chống chỉ định đối với tiêm filler, vì biến chứng quá nặng nề.
Những biến chứng hay gặp nhất như hoại tử, áp xe, biến dạng mông ngực, filler chui vào phổi như ca bệnh trên v.v.... Chưa kể loại filler sử dụng bơm mông và ngực thường là filler dỏm.
Hiện nay trên thị trường 1cc filler loại rẻ tiền giá khoảng 1triệu đồng /cc, 1cc filler loại đắt tiền (các loại từ Âu, Mỹ) giá khoảng 6-7triệu đồng /cc.
Khánh Chi