Nên dừng việc phun hoá chất ngoài trời phòng ngừa Covid-19?

Theo các chuyên gia việc sử dụng hoá chất phun ngoài đường, phun lên cây, không trung, hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt vi rút gây bệnh Covid-19 mà làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Cấm shipper giao hàng, Hà Nội có nên làm ngược lại?

Cấm shipper giao hàng, Hà Nội có nên làm ngược lại?

Thay vì cấm người giao hàng (shipper), Hà Nội có nên cho phép shipper hoạt động, còn người dân ở trong nhà? Theo cách này chỉ cần một người ra đường mua hàng giúp, thay vì 40 người dân phải ra đường

Sáng 24/7, hàng loạt xe hoá chất đã được tỉnh Bình Dương huy động phun ngoài trời. Trước đó, tại Hà Nội các huyện Quốc Oai, Thạch Thất có ca bệnh cũng nhanh chóng xịt hoá chất toàn huyện để tiêu diệt virus. 

Theo PGS Trần Đắc Phu – Cố vấn Cao cấp của Trung tâm đáp ứng các sự kiện khẩn cấp của Bộ Y tế, từ đầu mùa dịch ông đã nhiều lần ý kiến về việc không cần phun hoá chất ngoài đường, công viên… như một số nơi đang làm không có tác dụng gì.

Bởi vì virus không ở ngoài đường, không ở trên cây. Ngoài ra, người dân cũng không ai sờ lên lá cây, sờ lên mặt đường để lo virus bám trên mặt đường. Vì vậy, theo quan điểm của PGS Phu không nên lạm dụng phun hoá chất.

{keywords}
Nên dừng việc phun hoá chất ngoài trời phòng ngừa Covid-19?

Virus lây theo hình thức giọt bắn và không khí trong môi trường kín, lây theo đường hô hấp qua tiếp xúc người với người khi đứng gần, virus ở các vật dụng do người nhiễm vi rút thở ra, ho, hắt hơi bắn vào …mà tay sờ lên như mặt bàn, vật dụng như tay nắm cửa, điện thoại… sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng sau đó bị lây. Vì vậy,nguyên tắc vẫn là lau chùi bề mặt, các dụng cụ xung quanh là cơ bản.

Những trường hợp không thể lau được vì quá rộng chỉ phun như trong khu vực sảnh chờ sân bay, nơi công cộng, trường học, sảnh chung cư, khử khuẩn phương tiện vận tải… Không nên phun ra không gian bên ngoài như lên bờ tường, hàng rào, cây cối…Việc phun như thế này vừa không khoa học, lãng phí hóa chất (trong lúc này rất cần tiết kiệm hóa chất cho khử khuẩn y tế), vừa ô nhiễm môi trường.

Đối với các gia đình nên tập trung lau chui nền nhà, các vật dụng như mặt bàn ghế, tay nắm cửa, điện thoại… chú ý các phương tiện và vật dụng mà ta hay sờ vào hàng ngày. Có thể lau bằng cồn hoặc nước sát khuẩn thông thường tùy theo vị trí cũng như vật dụng phù hợp – PGS Phu khuyên.

Cùng quan điểm, BS Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết thay vì phun hoá chất trên diện rộng ngoài đường thì các địa phương nên tuyên truyền người dân vệ sinh trong nơi ở, nơi làm việc của mình. 

Theo Bác sĩ Khanh các địa phương như Bình Dương, TP.HCM có số ca mắc cao có thể khuyến cáo và có hướng dẫn chi tiết người dân khử khuẩn tại nhà nhất là những gia đình có F1, F0.

Phun khử khuẩn vì virus ở không khí là không cần thiết, vì thực tế virus lây lan từ người này sang người khác, ở phòng kín, phòng lạnh, không gian tù túng, ở bên ngoài thì thường do tiếp xúc gần với người bệnh.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Y khoa của Đại học New South Wales – Úc cũng cho rằng không nên phun hoá chất ngoài đường. Năm 2020, khi Covid-19 xảy ra ở một số nơi như Hàn Quốc, Ý, Đài Loan… cũng tổ chức những đoàn xe xịt hoá chất khử khuẩn, nhưng họ cũng phải bỏ chiến dịch này vì không có hiệu quả mà lại tốn tiền.

Thay vào phun hoá chất có thể đưa các đội tình nguyện đi khử khuẩn, lau chùi ở những nơi công cộng như ghế đá công viên, các khu vực mà khả năng sẽ có người ngồi, sờ lên bề mặt.

Theo GS Tuấn không nên phun ngoài đường vì các lý do: 

Thứ nhất, 99% ca lây lan là trong nhà, đa số các ca nhiễm xảy ra trong nhà và toà nhà chứ không phải ngoài trời.

Nghiên cứu của Trung Quốc năm 2020 cho thấy tỉ lệ lây nhiễm trong nhà là 7322/7324 (gần 100%), so với ngoài trời là 2/7324 hay 0.03%.

Tương tự, một nghiên cứu khác trên gần 11,000 ca nhiễm, kết quả là 99,1% là lây nhiễm trong nhà, chỉ có 0.9% là lây nhiễm ngoài trời.

Thứ hai, đến nay cơ chế lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 ai cũng biết, chủ yếu lây truyền qua những giọt bắn từ người bị nhiễm. Những giọt li ti này đi vào không khí khi người bị nhiễm ho hay hắt hơi, và những người đứng gần có thể bị nhiễm.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí chừng 3 giờ đồng hồ, nhưng nó tồn tại 2-3 ngày trên bề mặt các vật dụng làm bằng inox hay sắt thép. Có nghiên cứu cho biết nó có thể tồn tại trên vật dụng trong nhà đến 9 ngày. Do đó, phun xịt ngoài trời không có hiệu quả gì cả.

Trường hợp cần vệ sinh, GS Tuấn cho rằng nên làm ở trong nhà hơn là ngoài trời. 

Khánh Chi

PGS.TS Trần Đắc Phu: 'Hà Nội nên thí điểm cách ly F1 tại nhà'

PGS.TS Trần Đắc Phu: 'Hà Nội nên thí điểm cách ly F1 tại nhà'

Hà Nội nên thực hiện thí điểm ngay cách ly F1 tại nhà - vừa có tính chất thí điểm vừa mang tính tập dượt sẵn sàng cho tình huống các ca bệnh nhiều lên.

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !