Hà Thu Thảo: Sau 3 tháng căng thẳng tột cùng chữa khỏi Covid-19, tôi hiến huyết tương cứu bệnh nhân nặng

Chị Hà Thu Thảo, nhân viên y tế một trường học ở Thường Tín, Hà Nội là bệnh nhân Covid-19 số 196. Chị là một trong những người đầu tiên đăng ký hiến huyết tương để nghiên cứu chữa trị bệnh nhân nặng và vận động những người khác cùng hiến.

Bất đắc dĩ thành... nhân viên Công ty Trường Sinh

Chị Thảo nhớ lại hành trình ở viện điều trị Covid-19 của mình dài gần 3 tháng với đủ cung bậc cảm xúc khác nhau từ lo lắng, sợ hãi, đến căng thẳng tột cùng khi bị một số người lên mạng xã hội mắng chửi vô căn cứ xuất phát từ những thông tin sai sự thật.

Thậm chí có lúc thấy tim như bị bóp nghẹt khi nghe tin mẹ mình đang lên cơn cao huyết áp trong khu cách ly, uống thuốc hạ áp cũng không hạ vì đọc được những bình luận chửi bới con gái mình thậm tệ trong một bài viết không đúng sự thật của một người là đồng nghiệp của chị.

Rồi tới những giờ phút yên bình bên phòng bệnh khi nhận được sự an ủi, động viên của các y bác sĩ, chính quyền địa phương, của những đồng nghiệp, người thân, bạn bè, hàng xóm và cả những người đang đi cách ly vì tiếp xúc với chị.

{keywords}
Những ngày điều trị ở trong bệnh viện, chị Thảo mong ngóng từng ngày để được về nhà. Ảnh nhân vật cung cấp

Chị Thảo kể, chị là bệnh nhân số 196, theo công bố của Bộ Y tế chị là nhân viên của công ty Trường Sinh. Nhưng thực tế, chị là nhân viên y tế trong trường học. Chồng chị Thảo mới là nhân viên Công ty Trường Sinh. Với chị Thảo, việc mình bị bệnh như một tai nạn không mong muốn.

Cuối tháng 3, khi có nhân viên y tế và bệnh nhân của BV Bạch Mai mắc Covid -19, BV đã tiến hành xét nghiệm tập trung để rà soát nên ngày 26/3, chồng chị Thảo cũng được lấy mẫu xét nghiệm tại BV Bạch Mai.

Còn bản thân chị Thảo, khi biết chồng đang làm việc tại nơi nghi ngờ là ổ dịch, chị rất lo cho chồng và lo cho gia đình khi còn con nhỏ, mẹ già, rồi còn hàng xóm, địa phương. 

Sáng sớm 26/3, khi chồng chị chuẩn bị đi làm, chị bảo chồng nên ngủ lại chỗ làm hoặc tính nghỉ làm 1-2 tháng để tránh dịch, bảo vệ sức khỏe. Đáp lại, anh nói “thấy dịch ai cũng muốn nghỉ thì lấy ai làm, ai nấu cơm cho bệnh nhân”.

Nhưng điều chị Thảo lo không xảy ra. Điều không ngờ là chính chị “được gọi tên” bệnh nhân Covid-19.

Ngày 27/3, buổi sáng chị Thảo thấy mình sốt nhẹ (trước đó, ngày 26/3 chị bị đi tiểu buốt, tiểu rắt rất nhiều lần). Chị tự nghĩ chắc mình bị sốt do viêm đường tiết niệu. Nhưng do biết chồng đã được xét nghiệm tập trung nên chị chủ động tự cách ly, gọi cho y tế địa phương để làm theo hướng dẫn. Chị tự nhủ chồng mình đến chiều sẽ có kết quả xét nghiệm, chồng chị âm tính thì mình cũng âm tính.

Chị Thảo được y tế địa phương hướng dẫn theo dõi ở nhà cách ly.

Buổi chiều, chị nhận được quyết định cách ly từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã dù lúc đó chị không phải đối tượng cách ly vì không đến BV Bạch Mai. Còn chồng chị 26/3 vẫn đi làm bình thường và sau đó có kết quả xét nghiệm âm tính. Chính vì vậy chị Thảo cũng không phải là đối tượng được xét nghiệm Covid-19.

Chị được xếp vào nhóm nguy cơ thấp của xã vì bản thân không đến bệnh viện Bạch Mai, chồng lại xét nghiệm âm tính.

Tuy vậy, trạm y tế xã đã làm việc rất thận trọng, muốn được xét nghiệm cho chị Thảo để đảm bảo phòng dịch nên đã báo cáo là chị liên quan tới Công ty Trường Sinh.

Chiều 28/3 chị Thảo được xét nghiệm phết họng. Có lẽ vì thế khi công bố kết quả xét nghiệm chị Thảo được CDC Hà Nội thông báo là nhân viên của công ty Trường Sinh.

Chị tâm sự: Với chị, việc công bố chị như nào chị thấy không quan trọng, quan trọng là chính quyền địa phương đã thực hiện rất tốt việc khoanh vùng, dập dịch, không để lây lan trong cộng đồng, tất cả F1 của chị đều âm tính. Dù rất bận rộn và công việc căng thẳng nhưng không hôm nào đại diện chính quyền địa phương không hỏi thăm, an ủi, động viên khiến chị rất xúc động.

Hành trình gần 3 tháng chữa trị Covid-19

2h sáng ngày 30/3, nhận được điện thoại thông báo mình dương tính, chị Thảo hoang mang tột độ, chị đã nôn thốc tháo ngay khi kết thúc cuộc gọi. Và chị được đưa ngay đến BV Bệnh nhiệt đới trung ương.

Thời điểm đó chồng chị đã có kết quả 2 lần âm tính và được cách ly tập trung tại BV Đa khoa Hà Nam từ ngày 28/3.

Gia đình, đồng nghiệp, hàng xóm những người tiếp xúc với chị Thảo được đưa lên Thạch Thất cách ly tập trung. Đây là những ngày tháng khó quên với chị Thảo.

Khi vào viện, chị lên mạng xã hội, lên báo đọc thông tin mới biết mình bất đắc dĩ trở thành nhân viên công ty Trường Sinh. Đau đớn nhất là khi đọc được bài viết trên mạng xã hội của một đồng nghiệp. Trong lúc chị còn đang trên giường bệnh đầy lo lắng, sợ hãi thì một người là đồng nghiệp của chị đã viết ra những lời lẽ không đúng sự thật, hướng người xem đi đến lên án chị vô ý thức, không chịu cách ly khiến cộng đồng mạng dậy sóng căm phẫn, chị bỗng chốc trở thành “con mồi” cho mạng xã hội mắng chửi, lên án.

Họ nói chị vô ý thức, chồng bị cách ly từ 18/3 mà chị vẫn không chịu cách ly, rồi còn nghi ngờ, đồn đoán nói chị đi cặp bồ, chị đến công ty Trường Sinh ăn cơm, chị có hợp đồng làm thêm với công ty Trường Sinh...

Thực tế, chị Thảo cho biết sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Chồng chị 28/3 mới có lệnh cách ly tập trung, bản thân chị đã tự cách ly trước cả chồng mình. Chị không hề đi tới công ty Trường Sinh, không làm thêm gì ở đó. Bản thân chị Thảo làm y tế trường học, đã học qua ngành y, và ý thức trong phòng dịch cho mình và gia đình. Việc chị dương tính Covid-19 như một tai nạn bất thình lình, không báo trước.

Hành động của người đồng nghiệp đó như một đòn chí mạng, khiến chị Thảo suy sụp tinh thần, không ăn ngủ được, đêm nào cũng thức chong chong đến 2-3h sáng vẫn không chợp mắt nổi. Chị đã nằm bẹp trên giường bệnh vì quá căng thẳng, áp lực, sức khỏe chị suy giảm rõ rệt.

Còn mẹ chị, đọc trên mạng thấy người dưng mắng chửi con mình cũng lo lắng, tăng huyết áp. Ở khu cách ly không sẵn có loại thuốc bà vẫn sử dụng, gia đình phải nhờ người từ quê chạy hơn 20 km mang ra cho. Lúc đó, chị Thảo đã khóc suốt đêm. Buồn vì mình mà ảnh hưởng tới gia đình, mẹ già, các con phải cách ly. Nếu mẹ chị không hạ được huyết áp phải đưa đi viện, chị gái phải đi theo chăm sóc thì lấy ai để chăm lo 4 đứa trẻ ở khu cách ly.

Chị suy nghĩ liên miên. Có những người dương tính hôm nay còn đang khoẻ bình thường nhưng hôm sau đã phải đưa vào phòng cấp cứu. Chị sợ hãi có khi nào đến lượt mình. Rồi chị viết nhật ký dặn chồng. Cứ nghĩ sao ngày này lại đến với mình sớm thế.

Chính lúc đó, chị được chính quyền địa phương, người thân, nhiều đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm, bệnh nhân cùng phòng an ủi, động viên. Các y bác sĩ tại bệnh viện cũng quan tâm, động viên, chữa trị tận tình, sức khỏe và tinh thần chị dần hồi phục.

{keywords}
Nhật ký chị Thảo viết trong những ngày điều trị ở viện. 

Những đêm vào viện là những đêm không ngủ nổi. Điều chị Thảo lo sợ nhất không phải là bệnh của mình ra sao mà chị lo những người tiếp xúc với mình bị mắc bệnh. Chị nín thở chờ kết quả của từng người đến khi mọi người đều âm tính chị mới yên tâm.

Chị Thảo kể chị được xem là những bệnh nhân Covid-19 lâu nhất ở bệnh viện. Chị không có biến chứng gì nặng nhưng cứ xét nghiệm âm tính rồi lại dương. Có thời điểm tính từng ngày cho đủ 14 ngày thì trong phòng lại có người tái dương tính và lại đếm lại từ đầu. Chị vào viện từ cuối tháng 3 và đến 23/6 mới được ra viện.

Gần 3 tháng ở bệnh viện rồi cũng thành quen. 3 tháng chỉ gặp người thân qua điện thoại. Con nhỏ mỗi lần gọi cho mẹ lại nỉ non khóc hỏi khi nào mẹ về. 

Bao lần chị cầu cứu bác sĩ “Cho em xin thuốc ngủ đi chị, em không thể ngủ được”. Lúc đó, các bác sĩ, y tác động viên ân cần, chỉ cách giúp chị dễ ngủ hơn vì không muốn chị dùng thêm thuốc khác, không tốt cho sức khỏe.

Mong muốn hiến huyết tương

Ngày được thông báo ra viện, chị hạnh phúc vô cùng.

Điều chị nghĩ đến đầu tiên đó là gọi điện cho điều dưỡng, bác sĩ xin hiến huyết tương.

Khi nằm viện, chị Thảo đọc báo biết được có thể dùng huyết tương của người khỏi bệnh cứu người bệnh nặng.

Chị gọi điện cho bác sĩ để xin hiến luôn vì sợ về nhà rồi không hiến được. Nhưng lúc đó bác sĩ từ chối nhận.

Đến khi có đề tài nghiên cứu dùng huyết tương để cứu bệnh nhân nặng, chị Thảo đã đăng ký ngay. Không chỉ tự mình đăng ký, chị Thảo còn gọi điện vận động những người từng điều trị tại bệnh viện đăng ký hiến huyết tương.

Chị Thảo muốn lan toả điều gì đó và cũng như muốn tạ ân Nhà nước, Bệnh viện đã điều trị chăm sóc cho chị suốt thời gian ở bệnh viện. Khi chị mang trong mình căn bệnh tai ác, lúc hoảng loạn nhất, các điều dưỡng, bác sĩ đã là những ân nhân giúp đỡ chị. Chị luôn biết ơn vì điều đó.

Hiện chị Thảo đã ra viện và đã hoàn thành việc cách ly tại nhà thêm 1 tháng, mỗi tuần xét nghiệm lại 1 lần. Mỗi lần xét nghiệm với chị Thảo chẳng khác nào chờ kết quả thi đại học. Điều chị Thảo cảm thấy mình may mắn đó là khi trở về gia đình, làng xóm ai cũng thương chị, không xa lánh, kì thị chị.

Theo chị Thảo những người bệnh Covid-19 chỉ là nạn nhân. Chị Thảo mong muốn cộng đồng hãy thông cảm vì không ai muốn mình trở thành bệnh nhân cả thay vì lăng mạ, xỉ vả ai đó đang nhiễm bệnh.

Chị Thảo mong mọi người đừng suy đoán, nghi ngờ hay phán xét bệnh nhân. Những lời nói đó nói ra rất nhanh, rất dễ nhưng nó có thể giết chết một người, tan nát một gia đình và còn làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch mà các cấp chính quyền đang nỗ lực.

Khánh Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !