Đau hông đi viện khám, nam thanh niên thất thần khi bị chỉ định cắt bỏ tinh hoàn

Đau hông đi viện khám T. sửng sốt, sững sờ không tin vào tai mình khi bác sĩ nói anh bị ung thư tinh hoàn dù trước đó tự sờ “chỗ ấy” thấy nổi lên khối cứng…

Đêm tân hôn chồng hốt hoảng phát hiện vợ 'vô mao', nghĩ mình nghèo tới chết

Đêm tân hôn chồng hốt hoảng phát hiện vợ 'vô mao', nghĩ mình nghèo tới chết

Đêm tân hôn anh chồng hốt hoảng vì 'chỗ ấy' của vợ không có lông mao và lúc nào cũng sợ nghèo tới chết vì dân gian đã truyền tai như vậy.

“Tấn công” người trẻ

Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E nói với phóng viên Infonet “rất buồn” khi vừa nhận được thêm một tiêu bản của một bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn tế bào mầm.

Vị trưởng khoa ái ngại khi nhiều thanh niên đi khám muộn quá, điều này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Bởi mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến nam giới, tuy nhiên đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Trong đó, tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.

“Nhưng trên thực tế vì nhiều lý do, trong đó có sự chủ quan, có sự e ngại nên nhiều thanh niên đến viện khám muộn quá”, Ths. BS Nguyễn Đình Liên cho hay.

V. T (19 tuổi) là ví dụ điển hình. Gần đây anh phát hiện vùng bìu phải có một khối cứng, to dần lên nhưng ấn vào không thấy đau. Nghĩ là bị “tật”, u lành nên T. chủ quan không đi khám ngay. Chỉ đến khi thấy đau ở hông T. mới đến viện để kiểm tra.

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện một khối u tinh hoàn phải đã di căn. Nam thanh niên thất thần, không tin vào tai mình cứ hỏi đi hỏi lại khi nghe bác sĩ thông báo về tình trạng bệnh.

Theo các bác sĩ, trường hợp của bệnh nhân T. buộc các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Sau khi giải phẫu bệnh, bác sĩ phát hiện đây là một u tinh hoàn ác tính, bệnh nhân T. tiếp tục được điều trị với phác đồ hóa trị hỗ trợ.

{keywords}
Đau hông đi khám nam thanh niên thất thần khi bị chỉ định cắt bỏ tinh hoàn (Ảnh minh hoạ)

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư chiếm tỷ lệ rất thấp, thường chưa đầy 1% các loại bệnh ung thư ở nam giới, nhưng hiện nay, bệnh ung thư này có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt nhiều thanh niên mới lớn cũng đã bị…

Tại Bệnh viện Bình Dân, trong 2 năm 2017 và 2018 bệnh viện tiếp nhận và điều trị 151 trường hợp ung thư tinh hoàn, trong đó, năm 2017 là 73 ca, còn năm 2018 lên đến 78 ca. Điều đáng nói, phần lớn các ca ung thư tinh hoàn đều ở người trẻ tuổi, từ 15 – 35 tuổi.

BS Nguyễn Duy Khoa (Đơn nguyên Nội theo yêu cầu 3), Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng.

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.

Vì sao đàn ông mới 40 nhìn thấy vợ đã 'sợ' chỉ muốn 'trốn'?

Vì sao đàn ông mới 40 nhìn thấy vợ đã 'sợ' chỉ muốn 'trốn'?

Những người đàn ông mắc tiểu đường có nguy cơ rối loạn cương dương cao gấp 3 lần so với người đàn ông khoẻ mạnh, nguyên nhân do đường huyết tăng cao gây nên các rối loạn testosterol, giảm quá trình cương dương. 

Người tinh hoàn ẩn cần cảnh giác

Theo BS Nguyễn Duy Khoa, người có tinh hoàn ẩn có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao. Bởi bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh “tinh hoàn ẩn”. Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường.

Ngoài ra, với những người có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn (cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

“Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.

Hoặc có khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại”, BS Duy Khoa nói.

Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.

Đáng ngại là, những trường hợp ung thư tinh hoàn khó điều trị là do bệnh nhân chủ quan, chần chừ để đến giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, có những trường hợp phát hiện ung thư tinh hoàn đã phẫu thuật cắt khối u nhưng chủ quan, lơ là trong việc theo dõi, tái khám khiến cho u tái phát hoặc di căn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện chưa có cách nào để ngăn ngừa ung thư tinh hoàn. Vì vậy nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn để xác định ung thư tinh hoàn ở giai đoạn sớm nhất. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo, thời điểm tốt để kiểm tra tinh hoàn là sau khi tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen. Nhiệt từ nước giúp thư giãn bìu, dễ dàng hơn để tìm bất cứ điều gì bất thường.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm. Duy trì lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Các phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị ung thư tinh hoàn có hiệu quả đến mức độ nào thì việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh vẫn đóng một vai trò quan trọng.

Các bước tự thăm khám tinh hoàn:

Bước 1: Đứng trước gương. Nam giới sẽ tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu da bìu phù nề.

Bước 2: Dùng tay khám từng bên tinh hoàn. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới tinh hoàn, ngón cái để trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm các u cục bất thường.

Bước 3: Tìm mào tinh hoàn và kiểm tra, đó là phần mềm mại nằm phía sau tinh hoàn, đây là nơi giúp tinh trùng trưởng thành.

H. Phong 

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Bác sĩ chia sẻ sự thật về chuyện 'tăng kích cỡ' ở đàn ông

Theo bác sĩ nam khoa, hiện chưa có biện pháp làm tăng kích thước dương vật chính thống hay được công nhận bởi các hiệp hội y học.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Ăn châu chấu rang, người đàn ông nhập viện khẩn

Sau 30 phút ăn châu chấu rang, nam thanh niên xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cấp cứu.

Bé trai mắc bệnh hiếm, lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam

Theo Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, đây là trẻ bị phình động mạch chủ bụng đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam trong 20 năm qua. Trên thế giới, thống kê chỉ có khoảng 30 trẻ mắc phải.

Lớp mỡ trên gan vàng óng vì béo phì, chàng trai 18 tuổi 'cầu cứu' bác sĩ

Dù còn trẻ nhưng khi phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ cũng giật mình vì lớp mỡ trên gan của bệnh nhân vàng óng.

Vợ hạnh phúc khi có thể hiến thận cho chồng

Khi biết chồng bị suy thận mạn tính, chị L. đã không ngần ngại muốn trao tặng cho anh một phần cơ thể của mình để cả hai cùng khỏe mạnh.

Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên ‘chết lâm sàng’

Nam thanh niên đang theo dõi khối phình mạch tại bệnh viện đột ngột ngừng tuần hoàn, mất hoàn toàn ý thức, "chết lâm sàng".

Người đàn ông đi cấp cứu vì vết loét da gần vùng nhạy cảm

Người đàn ông 52 tuổi nhập viện vì sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt, đau ngực, chẩn đoán mắc loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Đang cập nhật dữ liệu !