3 'thủ phạm' giết chết bản lĩnh quý ông
Theo các bác sĩ, virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng lên quá trình cương cứng của 'cậu nhỏ', do tổn thương thực thể toàn thân dẫn tới ảnh hưởng cả 'nhà máy con giống'
Anh Phạm Q. T. (Hà Nội) lên nhóm tư vấn cho F0 hỏi về tình trạng của mình. Anh nói sau khi nhiễm Covid-19 anh rơi vào tình trạng yếu sinh lý. Câu hỏi của anh T. nhanh chóng nhận được hàng trăm lời chia sẻ từ các cựu F0 khác về tình trạng chuyện chăn gối sau khi khỏi Covid-19.
Đa phần mọi người đều than thở chuyện ấy không còn như trước hoặc một số người rơi vào cảnh chưa đến chợ đã hết tiền.
Đêm tân hôn, vợ chồng trẻ 'vần vò' cả tiếng không thể làm được 'chuyện ấy'
Đêm tân hôn cả hai đều hừng hực khí thế, nhưng mỗi khi chồng chuẩn bị 'công phá khung thành' thì vợ trẻ lại co rúm người. Vợ chồng trẻ vần vò, hì hục cả đêm mà 'không làm ăn được gì'.
BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết thời gian qua anh cũng gặp rất nhiều câu hỏi về vấn đề sinh lý của người đã khỏi Covid-19. Đa phần cũng rơi vào hoàn cảnh giống anh T. họ thấy mình yếu hơn trước, có người không thể cương cứng được đặc biệt là người đã từng phải can thiệp hỗ trợ thở oxy.
Theo bác sĩ Thành, so với nữ giới thì nam giới lại ảnh hưởng nặng nề sau Covid-19. Hiện nay người ta không tìm thấy có tổn thương trên buồng trứng của nữ bệnh nhân Covid-19, thực tế qua làm việc có những bệnh nhân hiếm muộn bác sĩ chọc nang trứng ra không thấy có các tổn thương tế bào do virus SARS-CoV-2. Trái ngược hoàn toàn thì nam giới lại bị tổn thương tinh hoàn do Covid-19.
Ảnh minh hoạ. |
BS Thành cho biết trong quá trình điều trị hiếm muộn, nhiều nam giới khi xuất tinh ra lấy tinh dịch làm xét nghiệm thì có virus SARS-CoV-2 tồn tại trong tinh dịch gây phản ứng oxy hoá làm cho chất lượng tinh dịch đồ kém hơn rất nhiều, đặc biệt là nam giới bị nhiễm Covid-19 chưa tiêm vắc xin.
Vì vậy, sau Covid-19, nam giới rơi vào tình trạng trục trặc chuyện ấy, bác sĩ Thành chỉ ra 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, Covid-19 thường gây sốt cao và tổn thương nhiều cơ quan như phổi và hệ tuần hoàn gây ra rất nhiều chất oxy hóa gây ảnh hưởng trực tiếp lên tinh trùng của nam giới. Bên cạnh đó hệ hô hấp và tuần hoàn là hai yếu tố rất quan trọng đảm bảo cung cấp đủ máu và oxy để cơ quan sinh dục hoạt động tốt.
Do đó bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động gắng sức, đặc biệt là khả năng cương cứng trong sinh hoạt tình dục.
Thứ hai, một số trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng tổn thương tinh hoàn do Covid-19. Như chúng ta biết, tinh hoàn chính là nhà máy chính sản xuất testosteron - nội tiết tố nam thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng cũng như các phản ứng sinh lý của nam giới như ham muốn và cương dương.
Do đó khi tổn thương tinh hoàn sẽ gây ra hậu quả lâu dài tới chất lượng sinh sản cũng như sinh dục của cánh mày râu
Thứ ba, Covid-19 gây áp lực căng thẳng stress lên nam giới rất nhiều. Nhiều nam giới giãn cách ở nhà áp lực kinh tế, áp lực tâm lý tổng hợp lại gây ra tình trạng rối loạn cương dương. Nhiều nam giới sau trong đại dịch này họ trở nên bất an, cáu kỉnh và nặng hơn là mắc chứng rối loạn cơn đau, rối loạn lo âu...
Ban đầu, họ mất hứng thú, rối loạn dần trở nên mất khả năng quan hệ tình dục. Giãn cách xã hội đôi khi làm mất không gian riêng tư để 2 vợ chồng có thể sinh hoạt tình dục từ đó khoảng cách giữa 2 người bạn đời trở nên ngày một xa hơn.
Trong quá trình điều trị hiếm muộn, bác sĩ cũng nhận thấy điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn mùa Covid-19 cũng có nhiều vấn đề hơn, khó khăn hơn khi cả 2 đều gặp các trục trặc ảnh hưởng từ dịch bệnh như hiện tại.
BS Thành cho rằng trong đại dịch nhưng cánh mày râu cũng không nên e dè chờ hết dịch mới đi khám mà nên quan tâm tới chuyện ấy của mình, không nên ngần ngại tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ chuyên khoa.
BS Thành khuyến cáo nếu nam giới gặp trục trặc về sức khỏe tình dục nên thay đổi lối sống theo cách tích cực như tập luyện thể dục, sinh hoạt ăn ngủ điều độ, không thức khuya, không lạm dụng các chất kích thích, bia rượu...
Bạn có thể tự chọn các hình thức giải trí nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, xem phim... để cân bằng tâm trạng một cách hiệu quả.
Để cải thiện đời sống sinh lý, nên duy trì chế độ ăn uống đảm bảo đủ các nhóm chất (nhất là thịt cá, dầu omega 3), rau xanh và chất xơ, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh để kiểm soát cân nặng.
Xây dựng và duy trì chế độ tập luyện, có thể ở ngoài trời, trong nhà hoặc phòng gym. Bất cứ môn nào nếu được tập luyện đúng kỹ thuật và thời lượng đều tốt cho cơ thể người đàn ông. Trong đó, các môn tập tạ, chạy nước rút được coi là cách để thúc đẩy cơ thể sản sinh testosterone nhanh hơn.
Khánh Chi
'Đèn đỏ' ngày Tết có đáng sợ?
Chị em bị "đèn đỏ" ghé thăm vào những ngày Tết thấy vô cùng bất tiện do bận bịu công việc gia đình, về quê, lễ lạt, không chỉ thế, nhiều người vẫn có quan niệm ngày đó chị em không sạch nên không được động đến các đồ lẽ cúng
Hậu Covid-19, chị em than trời mất ngày 'đèn đỏ', rối loạn kéo dài cả tháng
Covid-19 ảnh hưởng tới sức khoẻ toàn thân và cũng làm nhiều chị em đau đầu khi ngày 'đèn đỏ' mất tịt hoặc rối loạn kinh nguyệt kéo dài, ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính họ.
Lo lỡ làm chuyện ấy trong đêm giao thừa sẽ 'dông' hay tốt cả năm?
Chuyện ân ái ngày đầu năm như thế nào cũng được nhiều cặp vợ chồng quan tâm, có những người lỡ ân ái đêm giao thừa đã thấp thỏm lo lắng cả năm.