Da chính là 'cửa ngõ' để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Các vi khuẩn thường xâm nhập qua niêm mạc, vết thương hở và 'cửa ngõ' chính để chúng xâm nhập vào cơ thể gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết đều từ làn da.

Theo TS BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, các bệnh lý viêm nhiễm ở phổi thường do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niêm mạc của đường hô hấp khi người bệnh hít phải các tác nhân này.

Tuy nhiên, một “cửa ngõ” có thể là đường vào của nhiều loại vi khuẩn gây viêm phổi mà ít người để ý đó là da. Trên thực tế đã có không ít người bệnh viêm phổi nặng bị tử vong do không được điều trị sớm các nguyên nhân xuất phát từ những tổn thương trên da.

Bác sĩ Vinh cho biết có rất nhiều loại vi sinh vật ký sinh ở da của người bình thường trong đó có những loại vi khuẩn có thể rất nguy hiểm đến tính mạng như vi khuẩn tụ cầu (tên tiếng Anh là Staphylococcus aureus). Nếu vi khuẩn này xâm nhập được vào máu và di chuyển đến phổi thì nó có thể gây ra bệnh viêm phổi với tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

Tuy nhiên, điều may mắn là vi khuẩn này hầu như không gây hại trong da nếu như chúng ta có làn da khoẻ mạnh. Sở dĩ vi khuẩn không gây bệnh được vì da có khả năng đề kháng rất tốt còn được gọi là đề kháng da thông qua 3 cơ chế quan trọng về vật lý, hóa học và sinh học.

Về mặt vật lý, lớp biểu bì ở ngoài cùng của da có tính “sừng” tương đối vững chắc, không những ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại mầm bệnh mà còn có khả năng chống lại các chất tiết (enzyme) có khả năng phá huỷ mô để mở đường tấn công của nhiều vi khuẩn. Lớp này còn có một cơ chế bảo vệ khác là tự bong tróc theo chu kỳ, giúp loại bỏ các mầm bệnh xâm nhập, không để chúng có thời gian sinh sản. 

Về mặt hoá học, các tế bào ở da tiết ra nhiều chất nhờn có tính a-xít. Những chất nhờn này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như hoá giải các men gây hại của vi khuẩn.

Về mặt sinh học, da có một hệ sinh thái gồm nhiều loại vi khuẩn, virus và vi nấm ức chế lẫn nhau không cho một loại nào được phát triển quá mức. Bên cạnh đó, da có số lượng tế bào miễn dịch khổng lồ, đó là gần 20 tỉ tế bào lympho T – một loại tế bào miễn dịch hàng đầu của cơ thể, cao gấp đôi số tế bào lympho T trong máu. Nhờ có “giặc giả” là các vi sinh thường trú, “quân thật” là các tế bào miễn dịch sẵn có nên có thể nói da là “trường huấn luyện” để hệ thống miễn dịch diễn tập thường xuyên, nhờ vậy da có khả năng đề kháng rất tốt.

{keywords}
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua làn da 

Vì vậy, bác sĩ Vinh cho biết thông thường ở người có làn da khoẻ mạnh thì khả năng vi khuẩn tụ cầu gây bệnh là rất thấp. Tuy nhiên, nếu 3 cơ chế bảo vệ này bị suy yếu thì tụ cầu rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ra viêm phổi. Các nguyên nhân có thể gây suy yếu cơ chế bảo vệ da bao gồm: không tắm rửa để loại bỏ các lớp da chết, không chăm sóc kỹ các vết thương da làm mất hàng rào vật lý; để da thiếu nước, không đủ các chất tiết để diệt khuẩn về mặt hoá học; không đủ vi chất để các tế bào miễn dịch hoạt động về mặt sinh học…

Để tránh viêm phổi do tụ cầu, chúng ta cần tạo điều kiện để tất cả các cơ chế bảo vệ đều hoạt động hiệu quả. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng toàn cơ thể bằng cách luyện tập thể thao, uống đủ nước, duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các vitamin và các nguyên tố vi lượng… thì việc chăm sóc da đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao khả năng đề kháng của da.

Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh trên da do nhiễm tụ cầu (như nhọt, viêm tấy da, viêm nang lông, viêm quanh móng…) mà còn tránh được một số bệnh nội tạng trong đó có viêm phổi. Ngoài ra, đề kháng da khoẻ còn giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn khỏi các virus, vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn nguy hiểm như hiện nay.

Khánh Chi 

 

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !