Ngày 8/10: Thêm 4.806 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM có 2.215 ca

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 8/10 cho biết có thêm 4.806 ca mắc COVID-19 tại 42 tỉnh, thành phố, riêng TP HCM là 4.806 ca; trong ngày có 994 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.

Tối  8/10, Hà Nội thêm 1 ca mắc Covid-19 mới, liên quan đến BV Việt Đức

Tối  8/10, Hà Nội thêm 1 ca mắc Covid-19 mới, liên quan đến BV Việt Đức

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong chiều nay (8/10) ghi nhận thêm 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong khu phong tỏa thuộc quận Hoàn Kiếm.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:  

- Tính từ 17h ngày 07/10 đến 17h ngày 08/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.806 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 4.795 ca ghi nhận trong nước (tăng 648 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 2.451 ca trong cộng đồng). 

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM(2.215), Bình Dương (828), Đồng Nai (612), An Giang (182), Tây Ninh (92), Kiên Giang (89), Tiền Giang (74), Long An (66), Ninh Thuận (64), Khánh Hòa (55), Đồng Tháp (51), Cà Mau (49), Cần Thơ (48), Hà Nam (44), Hậu Giang (39), Gia Lai (39), Lâm Đồng (29), Bà Rịa - Vũng Tàu (19),

Bình Định (18), Nghệ An (17), Trà Vinh (16), Thanh Hóa (15), Đắk Nông (15), Bến Tre (14), Vĩnh Long (14), Bình Phước (13), Quảng Ngãi (13), Bạc Liêu (10), Quảng Trị (8 ), Hà Tĩnh (7), Phú Yên (7), Kon Tum (6), Hà Nội (5), Quảng Bình (4), Lào Cai (3), Hải Dương (3), Sơn La (3), Quảng Nam (3), Ninh Bình (3), Nam Định (1), Phú Thọ (1), Yên Bái (1).  

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-36), Bình Thuận (-32), Long An (-18).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+485), Ninh Thuận (+53), Sơn La (+29).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.841 ca/ngày.

{keywords}
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều 8/10

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 831.643 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.448 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 827.033 ca, trong đó có 754.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.

+ Có 09 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (407.399), Bình Dương (220.480), Đồng Nai (53.752), Long An (33.165), Tiền Giang (14.433).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 994

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 759.482

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.361 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.594

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 848

- Thở máy không xâm lấn: 156

- Thở máy xâm lấn: 741

- ECMO: 22

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 114 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (78), Bình Dương (17), An Giang (7), Đồng Nai (3), Long An (3), Đồng Tháp (1), Ninh Thuận (1), Kiên Giang (1), Bạc Liêu (1), Tây Ninh (1), Cần Thơ (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 128 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.337 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 181.202 xét nghiệm cho 308.169 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.806.777 mẫu cho 55.416.974 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 07/10 có 1.498.557 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 50.558.288 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 36.901.468 liều, tiêm mũi 2 là 13.656.820 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối ngày 8/10

- Cả thế giới có 237.632.869 ca nhiễm, trong đó 214.716.266 khỏi bệnh; 4.851.284 tử vong và 18.065.319 đang điều trị (83.837 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 110.711 ca, tử vong tăng 2.476 ca.

- Châu Âu tăng 61.263 ca; Bắc Mỹ tăng 7.636 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 38.021 ca; châu Phi tăng 704 ca; châu Đại Dương tăng 3.087 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 23.415 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.384 ca, Thái Lan tăng 11.140 ca, Philippines tăng 10.670 ca, Campuchia tăng 203 ca, Đông Timor tăng 18 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Ngày 07/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7 cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc qua 700 điểm cầu tại các địa phương.

- Sáng ngày 08/10, thêm gần 400.000 liều vaccine COVID-19 Pfizer do Mỹ tài trợ đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, nâng tổng số liều vaccine mà Mỹ tặng Việt Nam lên gần 8,5 triệu.

- TP HCM:

+ Chuẩn bị kế hoạch phân công các ngành y tế tiếp nhận chuyển giao khi lực lượng chi viện rút về và lộ trình chuyển đổi các bệnh viện COVID-19 theo hướng tái cấu trúc ngành y tế.

+ Tính đến 6/10, TP HCM có 20 quận, huyện và TP. Thủ Đức đề nghị công nhận kiểm soát dịch. Hiện thành phố còn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh chưa đề nghị công nhận kiểm soát được dịch COVID-19.

- Tỉnh Bạc Liêu có văn bản quy định việc cách ly y tế đối với người về từ vùng dịch và áp dụng cho cả người đang cách ly tập trung tại tỉnh.

- Tỉnh Hậu Giang tỉnh có văn bản điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Bé 13 tuổi tử vong do rắn cắn, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều gia đình hay mắc

Bé 13 tuổi tử vong do rắn cắn, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều gia đình hay mắc

Bị rắn cắn nhưng gia đình không đưa bé đi viện ngay mà đưa em đến nhà thầy lang đắp thuốc nam, sau ít giờ bé 13 tuổi đã không qua khỏi.

 

Ngại dịch Covid-19, bố mẹ tự tắm lá chữa viêm da, bé 21 tháng tuổi loét hết cổ

Ngại dịch Covid-19, bố mẹ tự tắm lá chữa viêm da, bé 21 tháng tuổi loét hết cổ

Viêm da cơ địa ngứa thường có triệu chứng điển hình ở hầu hết các trường hợp. Với trẻ nhỏ khi ngứa sẽ gãi làm trầy xước, chảy máu và dễ bị nhiễm trùng gây lở loét, mưng mủ và da ở vùng này thường bị dày lên.

Theo suckhoedoisong.vn

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !