Các bước test nhanh tại nhà để có kết quả chuẩn

Để có kết quả test nhanh Covid-19 chính xác, người dân cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép. 

Sau đó, người dân cần tuân thủ các bước theo đúng hướng dẫn kèm theo bộ test tùy nhà sản xuất, bao gồm: Lấy mẫu đúng, thao tác đúng và xử lý rác thải đúng.

Thành phần bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên virus SARS-CoV-2, gồm:

1. Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng

2. Ống nhựa đựng dung dịch đệm

3. Nút màng lọc nhỏ giọt

4. Khay thử

5. Giá đỡ ống chiết mẫu

6. Hướng dẫn sử dụng

7. Đồng hồ đếm thời gian

Ông Khổng Minh Tuấn lưu ý: Tất cả thành phần bộ sinh phẩm được để ở nhiệt độ phòng từ 15 - 30 độ C trước khi xét nghiệm khoảng 30 phút. Khi bị nhiễm ẩm có thể làm giảm độ ổn định của chất thử. Vì vậy, cần sử dụng ngay khi mở khay thử ra khỏi giấy bạc. Không sử dụng sinh phẩm hết hạn. Bảo quản sinh phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách test nhanh Covid-19 tại nhà để có kết quả chuẩn
Xét nghiệm Covid-19

6 bước thực hiện test nhanh:

1. Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.

2. Chuẩn bị lấy mẫu:

Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

3. Lấy mẫu bệnh phẩm (Lưu ý: Bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác)

a) Lấy mẫu dịch tỵ hầu (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu)

Tư thế ngồi lấy mẫu: Ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

Lưu ý: Nếu chưa đạt được độ sâu 1/2 bằng chiều dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút que lấy mẫu ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy que lấy mẫu chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút que lấy mẫu ra.

Đối với trẻ nhỏ: Đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.

b) Lấy mẫu dịch mũi (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi)

Tư thế người được lấy mẫu giống như lấy mẫu dịch tỵ hầu. Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

4. Tách chiết mẫu:

Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần. Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt. Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

5. Đọc kết quả:

Cách test nhanh Covid-19 tại nhà để có kết quả chuẩn
Đọc kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.

Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.

Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).

Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.

Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Lưu ý: Trong trường hợp vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc khay thử bị hỏng. Trong trường hợp này phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.

6. Thu gom và xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng:

Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa virus SARS-CoV-2”, để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, trường hợp dương tính: Cần bình tĩnh, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác, tự cách ly tại nhà. Gọi điện báo cho tổ Covid-19 cộng đồng, y tế địa phương (trạm y tế phường/xã) hoặc trung tâm y tế quận, huyện nơi cư trú để được tư vấn, hướng dẫn và xử lý theo quy định.

Sau khi nhận thông tin, các đơn vị cử cán bộ y tế để tiếp cận trường hợp có kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn để khẳng định. Trong trường hợp kết quả dương tính, nếu gia đình đủ điều kiện sẽ được cách ly điều trị tại nhà, nếu không đủ điều kiện sẽ được chuyển cách ly điều trị tại các đơn vị thu dung điều trị Covid-19.

Ông Khổng Minh Tuấn cũng lưu ý, trong khi chờ cơ quan y tế địa phương cử cán bộ để tiếp cận, tuyệt đối không tự di chuyển đến các bệnh viện, có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm trên diện rộng, đặc biệt tại các cơ sở y tế, cũng như dẫn tới tình trạng quá tải bệnh viện. Tất cả các trường hợp bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đều được cách ly điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động.

Trong thời gian chờ cơ quan y tế can thiệp, người nhà cần hỗ trợ động viên tinh thần người bệnh, tham khảo các hướng dẫn chăm sóc người bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà để tự chăm sóc, tránh hoang mang lo lắng.

Khi có dấu hiệu chuyển biến nặng hoặc chưa được can thiệp hỗ trợ trong thời gian dài cần liên hệ lại ngay với cơ quan y tế địa phương.

Còn với trường hợp âm tính, ông Khổng Minh Tuấn cho rằng, người dân không chủ quan lơ là phòng, chống dịch. Nếu có kết quả test nhanh âm tính, vẫn tuân thủ khuyến cáo 5K và các hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan y tế.

Phương Lê

Mới khỏi Covid-19 trước Tết giờ lại tiếp tục lên '2 vạch', chuyên gia nói gì?

Mới khỏi Covid-19 trước Tết giờ lại tiếp tục lên '2 vạch', chuyên gia nói gì?

Mắc Covid-19 lần 1 cách đây chưa đầy 2 tháng, một F0 hoang mang hỏi có ai giống tôi không khi mới đây test lại lên 2 vạch.

F0 không có triệu chứng, phổi vẫn trắng xoá hậu Covid-19

F0 không có triệu chứng, phổi vẫn trắng xoá hậu Covid-19

Xơ phổi là bệnh lý nguy hiểm của hậu Covid-19, dù không nhiều nhưng nói tới xơ phổi sau Covid bác sĩ cũng thấy “lo lo”.

Trẻ em mắc Covid-19 ở Hà Nội được tiếp nhận, điều trị như thế nào?

Trẻ em mắc Covid-19 ở Hà Nội được tiếp nhận, điều trị như thế nào?

Trẻ trên 3 tháng mắc Covid-19 được điều trị tai nhà; tại cơ sở thu dung quận, huyện đối với trẻ không đủ điều kiện điều trị tại nhà; tại bệnh viện đa khoa đối với trẻ có bệnh nền, thể trạng béo phì, trẻ dưới 3 tháng.

 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !