Bệnh viện Đà Nẵng: Ghép thận thành công 2 ca giai đoạn cuối nhập viện cùng ngày

Trưa 24/6, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức báo tin vui, vừa tiến hành thành công 02 ca ghép thận cho 02 bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối, nhập viện cùng ngày.

Theo đó, bệnh nhân T. R. (sinh năm 1959, trú phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị suy thận mạn giai đoạn cuối, đã chạy thận nhân tạo 4 - 5 năm nay. Bệnh nhân nhập viện ngày 11/5/2020 và được mổ ghép thận ngày 28/5. Người cho thận là anh Ngô Thế N. (sinh năm 1992), không cùng huyết thống.

{keywords}
Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện ghép thận cho hai bệnh nhân T.R. và Trần Thanh L. (Ảnh do Bệnh viện Đà Nẵng cung cấp)

Bệnh nhân thứ hai là Trần Thanh L. (sinh năm 1983, trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bị suy thận giai đoạn cuối và đã chạy thận nhân tạo 10 năm nay. Bệnh nhân cũng nhập viện ngày 11/5 và được mổ ghép thận ngày 29/5. Người cho thận là ông Trần Thanh H. (sinh năm 1957), cha ruột của bệnh nhân Trần Thanh L.

Theo Ths.BS Đặng Anh Đào, Trưởng khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng (BVĐN), do cả hai bệnh nhân đều bị suy thận mạn giai đoạn cuối nên phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần. Bệnh nhân suy tim, thiếu máu, không đi tiểu được, huyết áp cao.

BS.CKII Huỳnh Đức Phát, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức BVĐN cho biết thêm, hai bệnh nhân này có chỉ định ghép thận, sau khi trải qua các bước sàng lọc và xét nghiệm có kết quả thận tương hợp có thể hiến cho 2 bệnh nhân. BVĐN đã tiến hành hội chẩn các ekip, hội đồng ghép thận bệnh viện và quyết định phẫu thuật cho 2 bệnh nhân.

Trong quá trình ghép thận, các ekip gồm các bác sĩ khoa nội thận, thận nhân tạo, gây mê hồi sức, ngoại tiết niệu, huyết học… thực hiện các công đoạn như gây mê hồi sức, phẫu thuật lấy thận, rửa thận, ghép thận.

“Các ekip phối hợp nhịp nhàng và thực hiện thành công mỗi ca phẫu thuật sau hơn 6 tiếng đồng hồ. Sau khi hoàn thành việc ghép thận, bệnh nhân được chuyển về hồi sức sau ghép thận, được ekip hồi sức sau ghép thận chăm sóc, theo dõi và điều trị” - BS.CKII Huỳnh Đức Phát, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức BVĐN mô tả.

{keywords}
Sau khi được ghép thận, 2 bệnh nhân sức khỏe ổn định và đã được xuất viện (Ảnh do Bệnh viện Đà Nẵng cung cấp)

Thông tin thêm về 2 trường hợp này, Ths.BS Đặng Anh Đào, Trưởng khoa Nội thận - Nội tiết BVĐN cho hay, sau hơn 1 tuần thực hiện ghép thận, tình trạng sức khỏe 2 bệnh nhân ổn định, ăn uống được, các thông số và chức năng thận tiến triển tốt, các chỉ số xét nghiệm bình thường, bệnh nhân tiểu được 3-4 lít/ngày.

“Hiện, cả 2 bệnh nhân sức khỏe ổn định và đã được xuất viện. 2 người hiến thận tình trạng sức khỏe tốt, chức năng thận bình thường và đã được ra viện trước đó. Đây là trường hợp thứ 30 được ghép thận thành công tại BVĐN” - Ths.BS Đặng Anh Đào cho hay.

Đáng chú ý, TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BVĐN, Chủ tịch Hội đồng ghép tạng BVĐN cho biết, trong 02 cặp ghép thận nêu trên thì trường hợp bệnh nhân T.R. là cặp ghép khó với nhiều tình trạng bệnh kèm như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, đái tháo đường, viêm gan C, suy tim, hẹp niệu đạo. Do vậy các ekip phẫu thuật, gây mê hồi sức phải tập trung cao độ trong phẫu thuật và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ sau phẫu thuật.

TS.BS Lê Đức Nhân cũng cho biết, từ năm 2015, chương trình ghép thận được tái khởi động tại BVĐN với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Đến năm 2018, các ekip của Bệnh viện Đà Nẵng đã tự chủ hoàn toàn trong việc ghép thận.

“Để đáp ứng nhu cầu ghép tạng tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận ngày càng cao, đề án thành lập Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại BVĐN đã được HĐND TP thông qua với kinh phí trên 495 tỉ. Công trình có tổng diện tích 2.629m2, quy mô 2 tầng hầm, 11 tầng nổi và 1 tầng kỹ thuật, dự kiến khởi công cuối năm 2020. Với trung tâm này thì trong thời gian tới, BVĐN không chỉ ghép thận mà sẽ triển khai cả cấy ghép tủy, ghép gan…” -  TS.BS Lê Đức Nhân nhấn mạnh.

Hải Châu

Cảm động mẹ hiến thận 'khỏe mạnh' cho con gái ruột

Cảm động mẹ hiến thận 'khỏe mạnh' cho con gái ruột

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã phẫu thuật ghép thận cho một bệnh nhân được chính mẹ ruột của mình hiến thận. Ca phẫu thuật thành công và mang giá trị nhân văn rất lớn.

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !