Khan hiếm voi con, Đắk Lắk tìm cách 'níu' voi ở lại với người

Không có thế hệ voi con ra đời thì những con voi già yếu lần lượt chết đi khiến quần thể voi nhà đứng trước nguy cơ bị xóa sổ trong nay mai. Tỉnh Đắk Lắk chủ trương triển khai nhiều giải pháp bảo tồn voi nhà.

Luẩn quẩn đời voi

Cuối tháng 12/2021, Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đã tiếp nhận và chăm sóc thêm một voi cái 48 tuổi, có tên H’Plú. Theo các nài voi, H’Plú đã già, bị mua bán qua nhiều đời chủ (tại Đắk Lắk, Lâm Đồng) và sức cùng lực kiệt sau nhiều năm “cày ải” phục vụ khách trong các khu du lịch.

{keywords}
Voi H’Plú được đưa về chăm sóc tại Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk.

Trước đó, vào tháng 9/2021, voi cái Khăm Phanh (43 tuổi) cũng được Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đưa từ xã Ea Rbin (huyện Lắk) về để chăm sóc. Không phải phục vụ du lịch, không bị bán qua tay nhiều chủ nhưng voi Khăm Phanh chỉ luẩn quẩn trong khu rừng gần nhà của chủ nhân, đến nay đã “quá lứa lỡ thì” nhưng chưa từng sinh sản.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, ngoài Khăm Phanh và H’Plú, trong quần thể voi nhà tại Đắk Lắk còn có hơn 20 cá thể voi cái khác đã quá tuổi sinh sản. Hơn 30 năm qua, trong quần thể voi nhà của Đắk Lắk chưa xuất hiện voi con.

{keywords}
Một chú voi được chăm sóc tại Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk.

Từ ngày thành lập (năm 2011) đến nay, Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đã nỗ lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao phó. Đơn vị này cũng phối hợp với các chuyên gia, tổ chức trên thế giới như Tổ chức Động vật châu Á (AAF); Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), triển khai nhiều biện pháp để giúp voi nhà mang bầu, sinh sản với hy vọng duy trì, phát triển quần thể voi nhà.

Thế nhưng, công tác bảo tồn voi gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Toàn bộ voi cái trong quần thể voi nhà tại Đắk Lắk đã quá tuổi sinh sản nên trong 3 lần sinh nở gần đây nhất, voi mẹ đều “vượt cạn” không thành khiến voi con chết ngạt.

Phía Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết, voi trưởng thành, thích hợp sinh sản trong độ tuổi từ 13-35 năm tuổi. Thế nhưng, độ tuổi trung bình của quần thể voi nhà ở Đắk Lắk hiện đã từ 39-45 tuổi. Trong khi không có thế hệ voi con ra đời thì những con voi già yếu lần lượt chết đi, khiến quần thể voi nhà đứng trước nguy cơ bị xóa sổ trong nay mai.

“Níu” voi ở lại

Theo ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, voi nhà đều thuộc quyền sở hữu của người dân hoặc các doanh nghiệp du lịch. Trước đây, đa số voi nhà đều phải “cày ải” trong các khu du lịch để “cõng” khách. Hơn thế, hầu hết mỗi gia đình chỉ sở hữu một con voi nên quần thể voi nhà tại Đắk Lắk không có cơ hội ghép đôi, tiếp xúc với nhau để giao phối, sinh sản đúng độ tuổi.

{keywords}
Trước đây, voi nhà bị sử dụng để phục vụ khách du lịch nên không có cơ hội sinh sản. (Ảnh tư liệu)

Cũng theo ông Phước, sau nhiều lần hỗ trợ để voi nhà sinh sản không thành, hiện Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đang xây dựng kế hoạch để xin chủ trương về việc mua 4 voi cái 10-15 tuổi từ Myanmar đưa về Đắk Lắk. “Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch mua voi trẻ đưa về tỉnh. Giá cả thì phải trao đổi trực tiếp với nước bạn mới biết cụ thể được”, ông Phước chia sẻ.

Ngoài những nỗ lực của Trung tâm Bảo tồn voi, công tác bảo tồn quần thể voi nhà, “níu” voi ở lại với người cũng được các cấp chính quyền tại Đắk Lắk quan tâm, tạo điều kiện để hỗ trợ.

Đặc biệt, trong kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021-2026 mới đây, tỉnh đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số chính sách bảo tồn voi, trong có bổ sung về chính sách phúc lợi cho voi.

Theo đó, khi voi nhà sinh sản sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/chủ voi cái/ngày và 600.000 đồng/chủ voi đực/ngày trong thời gian 30 ngày voi gặp gỡ, giao phối.

Trong thời gian voi mang thai và sinh sản, hỗ trợ 300.000 đồng/ngày trong 10 tháng đầu thai kỳ; 600.000 đồng/ngày từ tháng 11 thai kỳ đến tháng thứ sáu sau khi voi sinh con đối với chủ voi cái…

Ngoài ra, vào ngày 15/12/2021, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Tổ chức Động vật Châu Á về mô hình du lịch thân thiện với voi.

Theo thỏa thuận hợp tác, UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết trong phạm vi chức năng, quyền hạn để hạn chế tối đa và hướng tới không tổ chức các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi voi nhà.

Cụ thể, tỉnh Đắk Lắk sẽ không tổ chức các hội thi voi, không đưa voi diễu hành nhiều giờ trên đường nhựa hoặc bê tông, không dùng voi để tái hiện cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi, không tổ chức du lịch cưỡi voi…

{keywords}
Đàn voi diễu hành trên phố trong một dịp lễ hội ở Đắk Lắk. (Ảnh tư liệu)

Tổ chức Động vật Châu Á sẽ vận động các nguồn lực hợp pháp nhằm hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để mang lại phúc lợi cho các hộ dân mưu sinh nhờ nguồn thu du lịch từ voi. Từ đó, các đơn vị sẽ tổ chức mô hình du lịch sinh thái thân thiện với voi, góp phần bảo tồn voi nhà tại Đắk Lắk.

Để tiếp tục giải quyết khó khăn cho công tác bảo tồn voi giai đoạn 2022-2026, tỉnh Đắk Lắk cam kết ủng hộ những đề xuất của tổ chức Tổ chức Động vật Châu Á. Từ đó, hướng tới xây dựng và triển khai mô hình du lịch sinh thái thân thiện với voi, chấm dứt sử dụng loại hình du lịch cưỡi voi cũng như các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi của voi, góp phần bảo tồn voi nhà tại địa phương.

Hy vọng rằng, với những nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chuyên môn, công tác bảo tồn voi, đặc biệt là bảo tồn quần thể voi nhà sẽ sớm có kết quả khả quan để “níu” voi ở lại với người, giữ lấy nét văn hóa truyền thống đặc sắc, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk.

Đắk Lắk sẽ không sử dụng voi làm “thú vui” du lịch

Đắk Lắk sẽ không sử dụng voi làm “thú vui” du lịch

Tới đây, tỉnh Đắk Lắk sẽ hạn chế tối đa, hướng tới không tổ chức các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi voi nhà, không tổ chức du lịch cưỡi voi, hội thi voi; voi diễu hành nhiều giờ trên đường nhựa hoặc bê tông…

Trần Nhân

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !