Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ

Cùng xem xét trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã phát triển dòng máy bay tuần tra biển Meltem của mình để thực hiện 3 nhiệm vụ: Tuần tra trên biển, chống tàu ngầm (AKS) và chống tàu mặt nước.
Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 1

Phi cơ tuần tra hàng hải CN-235-100 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 2

Các cảm biến khác nhau gắn trên thân Meltem II

Khả năng giám sát vùng lãnh hải và đảo để thực thi các quyền chủ quyền và quyền chủ quyền là thực sự cần thiết với một quốc gia có biển – đảo. 

Đầu tiên, Thổ Nhĩ Kỳ mua lại một nền tảng máy bay tuần tra hàng hải, trong trường hợp này là việc mua từ Tây Ban Nha 3 máy bay CASA CN-235 chuyên dùng để giám sát vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), rồi trang bị cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, nước này mua ít nhất 6 máy bay nữa dành cho nhiệm vụ chống tàu bề mặt và cũng chống tàu ngầm, trang bị cho hải quân.

Đề án Meltem giai đoạn II chính là tập trung vào việc tích hợp các hệ thống điện tử và các thiết bị cho các nhiệm vụ chuyên biệt.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 2

Các cảm biến khác nhau gắn trên thân Meltem II

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 3

Khoang công tác của các chuyên gia kỹ thuật, với các thiết bị điện tử hiện đại.

Đề án Meltem II có tham vọng: Biến đổi CN-235 thành loại phi cơ có khả năng chống tàu ngầm và tàu chống bề mặt cùng một lúc. Một hợp đồng trị giá 400 triệu euro (491 triệu USD) đã được giải ngân khi đó nhằm để cải tiến chuyển đổi 9 máy bay CN-235 phiên bản vận tải quân sựthành loại mới dùng để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm - tàu nổi. 6 máy bay tuần tra hàng hải (với khả năng triển khai ngư lôi) sẽ biên chế cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, 3 chiếc có khả năng tuần tra giám sát biển thì dành cho Lực lượng phòng vệ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Kẻ thắng trong đấu thầu là liên doanh của công ty Pháp Thales Airborne Systems, TAI (Tập đoàn công nghiệp hàng không Thổ Nhĩ Kỳ), và các công ty công nghiệp quốc phòng Havelsan, Aselsan, Marinex, và Milsoft.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 4

Kỹ thuật viên đang sử dụng hệ thống Console AMASCOS Systems 200 của Meltem II trong nhiệm vụ.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn tích hợp nhiều loại thiết bị vào nền tảng máy bay CN-235, bao gồm cả “hệ thống con” nội địa do họ tự sản xuất. Trong khi đó, có những chuyên gia cho rằng việc đó là bất khả thi - CN-235-100 khó đảm đương vai trò của một nền tảng đa dụng vượt ra ngoài khả năng của nó như thế.

Một vụ tai nạn chết người trên một chiếc CN-235 thử nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ làm rõ thêm về tính bất ổn trong khả năng của loại máy bay vận tải chiến thuật này.

Tuy nhiên, các công việc của đề án vẫn được thực hiện tiếp, và việc tích hợp các hệ thống thực sự khó khăn. Cuối cùng, mất từ 9 - 12 năm để có các máy bay mang hệ thống điện tử hoàn chỉnh.

CN-235-100 Meltem II có những thay đổi về kết cấu so với phiên bản thường. Rõ ràng nhất là việc lắp đặt các bong bóng trong cửa sổ kính phía sau, đó là trạm cho một người quan sát để quan sát bề mặt biển bằng cách sử dụng ống nhòm. Sửa đổi máy bay để lắp đặt hệ thống nhận biết phát xạ hồng ngoại FLIR ngay dưới buồng lái. Lắp đặt các ăng-ten ESM (Electronic Surveillance Measure) trên đầu mũi máy bay, vị trí gần bánh xe càng đáp dành cho radar tìm kiếm bề mặt. Khoảng sườn đằng sau cánh cũng được tạo các hốc để thả phao thuỷ âm.

Ở hai bên của thân máy bay phía sau được gắn thêm ăng-ten ESM để đảm bảo phủ sóng của 360 độ trong việc phát hiện tín hiệu radar của đối phương, cung cấp khả năng giám sát và cảnh báo sớm (AEW & C - Airborne Early Warning & Control) thứ cấp cho CN-235 Meltem II để phát hiện và chỉ đạo đồng đội chiến đấu bằng cách phát hiện phương vị và vị trí của đối phương.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 5

Ăng ten MAD gắn trên đuôi CN-235 Meltem II.

Thales – về phần mình mình – chế tạo một biến thể của hệ thống điện tử AMASCOS 200 – nó hoạt động như bộ điều khiển chung của tất cả các hệ thống cảm biến được cài đặt các trên máy bay CN-235 Meltem II. Biến thể Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng có 4 giao diện điều khiển, chỉ kém hơn 1 giao diện điều khiển so với hệ thống AMASCOS có cấu hình tối đa.

Dùng cho nhiệm vụ quan sát trong một đại dương rộng lớn, CN-235 Meltem II được trang bị với một Hệ thống chụp ảnh nhiệt ASELFLIR-200 có các cảm biến quang-điện. ASELFLIR-200 kết hợp một camera dùng ban ngày, hệ thống tìm kiếm phát xạ hồng ngoại FLIR, và máy đo khoảng cách (đo xa) laser để đo khoảng cách tới bề mặt biển. Hệ thống này có thể xoay 360 độ và tăng độ zoom để quan sát các vật nhỏ trên mặt biển.

Hệ thống điện tử hàng không được lắp đặt cho Meltem II là LN100GT – hệ thống GPS / đạo hàng do Northrop Grumman chế tạo. Toàn bộ bảng điều khiển trong buồng lái đã được thay thế, lắp đặt các màn hình  hiển thị đa chức năng (MFD) TMS 2000 do Thales chế tạo, giúp phi công quan sát dễ dàng hơn trong nhiệm vụ. CN-235 Meltem II đã được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu xử lý để kết nối qua mạng Datalink Link-16 và Link-11, (chuẩn Link-16 trên máy bay với máy bay AWACS của Thổ Nhĩ Kỳ, còn các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ dùng chuẩn Link -11).

Tính năng tự bảo vệ CN-235 Meltem II có được nhờ hệ thống chiến  tranh điện tử Suits Aselsan AS-235m – hệ thống cung cấp khả năng chống nhiễu và phát hiện các mối đe dọa như tên lửa dẫn đường radar và thiết bị tìm kiếm nguồn phát nhiệt, cũng như tự động kết nối với các hệ thống phóng mồi bẫy để đánh lừa tên lửa.

Được trang bị hệ thống radar thám sát bề mặt Oceanmaster của Thales có phạm vi quét lên đến 200 hải lý.

Để săn tàu ngầm, CN-235 Meltem II thả các phao thuỷ am để thu thập các tín hiệu âm thanh dưới nước.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 6

Các phao thu thập thuỷ âm trên Meltem II

Thiết bị phát hiện từ tính bất thường (MAD) gắn ở đuôi máy bay là AN / ASQ-508. Khi phát hiện các tàu ngầm đối phương, máy bay sử dụng các ngư lôi MK54 hoặc MK46 được gắn trên giá treo dưới cánh, hoặc có thể thả mìn biển hoạt động ở độ sâu.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 7

Meltem thả ngư lôi Mk46 từ giá treo dưới cánh.

Trang - thiết bị cứu sinh cho phi hành đoàn của CN-235 Meltem II do hãng Marinex cung cấp, gồm dù cho toàn bộ phi hành đoàn, thuyền bơm hơi, hệ thống xả kiệt nhiên liệu, thiết bị chữa cháy tự động, và một chiếc cáng. Tàu cứu sinh tự bơm hơi được xếp nén trong một vỏ hình dạng hình trụ ở cửa phía sau luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

Đối với hoạt động tìm kiếm – cứu nạn (SAR) đối với các phi công bị rơi xuống biển, CN-235 Meltem II được trang bị hệ thống hoa tiêu PRC-434 nhằm tìm kiếm các tín hiệu yêu cầu giải cứu, cả tín hiệu tự tạo và tín hiệu radio. Để đảm bảo hoạt động trong phạm vi lớn, Marinex trang bị cho máy bay hệ thống OBOGS đảm bảo oxy trong khoang lái để đảm bảo sức khoẻ tốt cho phi hành đoàn.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 8

Lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong khoang của Meltem II.

Các chuyên gia đã so sánh và nhận thấy CN-235 100 Meltem II của Hải quân hoặc của Lực lượng phòng vệ biển Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn hảo hơn so với các máy bay tuần tra biển CN-235 do Hải quân Indonesia sử dụng. Khả năng chống tàu mặt nước và tàu ngầm của CN -235 của Hải quân Indonesia đều kém hơn, do thiếu các cảm biến để xác định chính xác vị trí và xác định các tàu trên bề mặt.

Thế nhưng chưa vừa lòng, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục thực hiện đề án Đề án Meltem III nhằm tạo ra một loại máy bay mới trên nền tảng máy bay ATR-72, và vừa qua đã có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên.

Khám phá Meltem II – máy bay tuần biển của Thổ Nhĩ Kỳ - ảnh 9

Chiếc máy bay chống tàu ngầm ATR-72 600 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Theo  Aryo Nugroho, Indomil

Đỗ Minh

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !