Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi

Tháng tư lịch sử, hàng nghìn người dân khắp cả nước về thăm lại địa đạo Củ Chi - nơi vinh danh biết bao thế hệ người dân đã đổ xương máu vì công cuộc thống nhất đất nước.
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 1

Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo trải dài hơn 200km với hệ thống tầng hầm, công sự tỏa rộng như mạng lưới khổng lồ. Nơi đây đã ghi danh 44.375 liệt sĩ đã ngã xuống trong suốt 2 cuộc chiến tại mảnh đất Sài Gòn - Gia Định

Địa đạo Củ Chi được biết đến như vùng “Tam giác sắt” chỉ cách “thủ phủ” của chính quyền Sài Gòn 70km. Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Củ Chi từng được gọi là “vùng đất chết” là địa điểm phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn, hóa chất và cả những trận càn quy mô lớn của địch. Nhưng suốt chiều dài cuộc chiến khốc liệt, mảnh đất này vẫn hiên ngang đứng vững.

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 2

Mặc dù qua sự biến thiên của thời gian nhưng lối vào địa đạo, các đường hầm vẫn còn giữ lại nguyên vẹn

Trong chiến tranh, con người nơi đây dường như đã hóa thép, người trước ngã xuống, thế hệ sau tiếp bước đứng lên như biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí đấu tranh bất diệt. Địa đạo Củ Chi là căn cứ cách mạng quan trọng bao gồm của huyện ủy, khu ủy, Quân khu Sài Gòn – Gia Định và các đơn vị của Miền. Củ Chi là bàn đạp của các lực lượng vũ trang ta tiến công vào nội đô Sài Gòn.

Đối với địch, Củ Chi là vành đai then chốt, bảo vệ cơ quan đầu não và bộ máy điều hành chiến tranh ở Sài Gòn. Địch tuyên bố “lực lượng cách mạng ở Củ Chi còn, Sài Gòn mất”. Những trận càn quét với tên gọi: “Cái bẫy”, “Bóc vỏ trái đất” (1966-1967)…Mỹ liên tục dội hàng ngàn tấn bom, hóa chất để biến Củ Chi thành vùng đất chết. Tính trung bình mỗi mét vuông đất Củ Chi chứa 3kg mảnh bom pháo, 100,24 gram chất hóa học, nhiều nhất là dioxin. Nhưng với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không dời” cùng với cạm bẫy khiến giặc phải khiếp sợ, du kích và nhân dân  Củ Chi đã từng bước “bẻ gãy” từng đợt càn quét, chà sát của Mỹ-Ngụy.

Sau 40 năm đất nước thống nhất hòa bình, huyện Củ Chi đã thay da đổi thịt vươn lên thành một điểm sáng về phát triển kinh tế, cuộc sống người dân được nâng cao về mọi mặt. Địa đạo Củ Chi năm xưa vẫn còn giữ nguyên vẹn, mỗi mét đất, cánh rừng địa đạo đều thấm đẫm máu xương của biết bao thế hệ đã hi sinh.

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 3

Điểm đầu tiên khi du khách đặt chân tới địa đạo sẽ được các hướng dẫn viên giới thiệu những thước phim tư liệu về mảnh đất Củ Chi anh hùng

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 4

Các căn hầm bán ngầm dưới mặt đất đều được lợp bằng lá Trung quân để hạn chế việc hỏa hoạn, cháy lan sang các căn hầm khác

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 5

Phòng họp bàn các công việc của các lãnh đạo hội, đoàn thanh niên, phụ nữ...

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 6
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 7

Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng các lớp học vẫn được duy trì

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 8
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 9
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 10

Các cửa hầm dẫn xuống địa đạo đã được mở rộng để thuận tiện cho khách thăm quan. Để di chuyển bên trong địa đạo, du khách phải khom mình

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 11
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 12

Các ụ mối vừa là lỗ thông hơi vừa là nơi để các du kích tiến hành bắn tỉa, tiêu diệt sinh lực địch

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 13
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 14
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 15
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 16
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 17

Cuộc sống sản xuất bình yên mỗi khi không có địch càn quét. Tiếng mõ trâu cảnh báo mỗi khi có địch tới hay tập hợp mọi người trong địa đạo lại

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 18
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 19

Bếp Hoàng Cầm nổi tiếng trong thời chiến "không khói" để tránh bị địch phát hiện, truy lùng. Khói sẽ được tỏa ra các đường hầm trên mặt đất cách xa bếp được ngụy trang cẩn thận, khéo léo.

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 20

Dưới tầng hầm bán ngầm, các nữ du kích thực hiện công việc may vá quần áo

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 21
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 22

Hàng ngàn tấn bom các loại mà giặc rải xuống nhằm biến vùng đất Củ Chi thành vùng đất chết

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 23
Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 24

Để tránh sự hủy diệt của bom đạn Mỹ, du kích và người dân Củ Chi đã ẩn náu sâu dưới các địa đạo. Đồng thời, sử dụng các vũ khí thô sơ để đặt cạm bẫy tiêu diệt binh lính địch mỗi khi đưa quân tiến hành càn quét địa đạo

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 25

Xưởng công binh

Khám phá địa đạo bí hiểm bậc nhất trong lòng Củ Chi - ảnh 26

Tấm bia khắc ở đền tưởng niệm Bến Dược-Củ Chi như một lời đúc kết trang sử vẻ vang về mảnh đất Củ Chi anh hùng bất khuất, nhắc nhở thế hệ mai sau khắc cốt ghi tâm:“Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn…”


Nguyễn Tuấn

Hình ảnh xinh đẹp của BTV Thu Hà thời sự đang tác nghiệp ở Điện Biên

Có mặt tại Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, BTV Thu Hà coi đó là niềm vinh hạnh lớn. Cô gây ấn tượng khi mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

MC Mai Ngọc 'sống tự tin, đẹp chủ động' sau khi chia tay chồng doanh nhân

MC Mai Ngọc luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sắc vóc gợi cảm và làn da trắng. Cô chia sẻ hiện tại chọn cách sống tự tin, đẹp chủ động.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !