Học sinh mê hàng hiệu, "soi" hàng hiệu của nhau

Thực tế, nhiều học sinh thích hàng hiệu, sẵn sàng làm những việc sai trái để có tiền mua hàng hiệu.

Trẻ teen chú ý tới xe cộ túi xách của phụ huynh và bạn bè (Ảnh minh họa)
Trẻ teen chú ý đặc biệt tới xe cộ, túi xách của phụ huynh và bạn bè (Ảnh minh họa)

Trong câu chuyện đang nóng trên mạng xã hội, chị T.H.T - mẹ một học sinh trường quốc tế ở TPHCM - chia sẻ việc con gái chị bị nhóm học sinh chú tâm “soi” chiếc balo và ly uống nước và cười cợt đó là hàng nhái.

Chia sẻ của chị T. dù chưa rõ đúng sai thế nào, nhưng việc học sinh chuộng hàng hiệu và soi nhòm hàng hiệu của nhau, cạnh tranh ngấm ngầm việc mặc quần áo giày dép, túi xách, sử dụng đồ dùng gì... là có thật. Chị Lê Ngân Hà - một phụ huynh ở Hà Nội nói rằng, chuyện của con chị cũng gần giống với câu chuyện của con chị T.

Chị Hà cho biết, con gái chị học lớp 8, trường công lập nhưng thuộc diện "trường nhà giàu". Hai năm nay, con thay đổi do tâm lý tuổi dậy thì và có biểu hiện mê hàng hiệu. Con rất rành các thương hiệu thời trang từ giày dép, quần áo, túi xách. Nếu chị mua cho các các sản phẩm hàng Việt Nam, bé sẽ chê không mặc vì sợ mất mặt với bạn. Bé đòi mẹ phải đặt hàng có nhãn hiệu quốc tế, "bèo bèo" cũng phải là hàng châu Âu như Zara, HM. 

Cô bé về nhà còn "khuyên" mẹ: "Mẹ tiết kiệm làm gì, mẹ cố mua cái túi như mẹ bạn Hà Anh lớp con mà dùng cho sang". Chị Hà hỏi túi đó là túi gì, cô bé nói lưu loát các loại túi phụ huynh kia dùng. Chị hỏi con làm sao biết được các thương hiệu đó, bé trả lời: “Con thích nên con tìm hiểu”.

Giày của con, chị Hà vẫn mua hãng trong nước nên con chê và đòi mua các loại hàng hiệu như Nike, Converse. Một lần con nói với chị Hà thích một đôi giày, gửi hình ảnh bày tỏ mong muốn mẹ mua. Chị Hà nhìn giá đôi giày hơn 7 triệu đồng, bằng gần 1 tháng lương của chị mà choáng váng.

Ảnh minh hoạ.
Nhiều trẻ nhiễm "hàng hiệu" từ bạn bè, truyền thông và mạng xã hội... (Ảnh minh hoạ)

Chị Hà từng nghe con và bạn con nói chuyện về các thương hiệu ô tô kiểu như "Nhà bạn Linh đi ô tô Mercedes còn nhà bạn Khánh Vy chỉ đi xe “cỏ”. Chị Hà hỏi con xe “cỏ” là xe gì, cô bé giải thích đó là các dòng xe cũ có giá rẻ. Bản thân chị cố gắng gần gũi con, giải thích với con rằng kinh tế gia đình mỗi nhà một khác không thể so sánh như vậy nhưng có vẻ con bỏ ngoài tai.

Có lần, con chị đòi mua quần jean chính hãng CK, Levi's, chị Hà không mua thì cô bé nói rằng “có chừng 1-2 triệu mỗi món mà mẹ cũng không mua?”. Thấy con có tư tưởng đua đòi, hưởng thụ, thích dùng hàng hiệu, chị Hà đã tìm đủ mọi cách “tách” tư tưởng này ra khỏi đầu con.

Chị Hà hay nói với con rằng: Ăn ngon, mặc đẹp là một trong những nhu cầu của con người nhưng phải hợp lý và vừa sức với khả năng chi trả. Mặc một chiếc áo “hiệu” có thể khiến con đẹp hơn trong mắt người đối diện, nhưng điều đó không có nghĩa là con sẽ chinh phục được họ nếu học không tốt. Cô bé gật gù nhưng chỉ được vài hôm lại quên sạch điều mẹ nói.

TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên gia giáo dục độc lập) cho rằng cha mẹ luôn nghĩ phải dành điều kiện tốt nhất cho con, cố gắng đi làm kiếm tiền cũng vì con và để cho con tiêu dùng theo ý thích mà không hề tính toán. Nhiều người thì do quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc con nên bù đắp bằng thật nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu sống quá thoải mái và sung sướng từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ gặp khó khăn trong tương lai. 

Những đứa trẻ được bao bọc, được chăm lo quá mức từ nhỏ khi lớn lên sức đối kháng với nghịch cảnh rất kém. Gặp hoàn cảnh khó khăn, trẻ dễ chấp nhận thất bại, không muốn cố gắng. Đôi khi, trẻ chuyển sang oán trách, bất mãn.

Theo TS. Vũ Thu Hương, việc con đua đòi còn dẫn tới nhiều hệ luỵ. Nếu gia đình không mua cho, trẻ sẽ tìm mọi cách để mua được món hàng chúng thích. Đã có nhiều bài học đắt giá như trường hợp học sinh sẵn sàng chấp nhận gửi ảnh khoả thân của mình cho các đối tượng trên mạng để lấy tiền; hoặc học sinh lớp 7, lớp 8 đã bán thuốc lá điện tử để có tiền sắm món đồ yêu thích.

"Cha mẹ cho con tiếp cận quá sớm với những thứ thuộc về thế giới người có tiền, trẻ nhìn nhận sai lệch giá trị đồng tiền và giá trị con người, dễ hành xử lệch lạc", TS. Vũ Thu Hương nhấn mạnh.

Treo túi hàng hiệu trước cửa nhà để khoe sự giàu sang ở Thượng Hải

Treo túi hàng hiệu trước cửa nhà để khoe sự giàu sang ở Thượng Hải

Không được bước chân ra khỏi nhà, người dân Thượng Hải vẫn có cách thể hiện sự giàu sang như treo những chiếc túi hàng hiệu trước cửa. 

Theo www.phunuonline.com.vn

Bức xúc giáo viên yêu cầu học sinh ăn côn trùng để chống biến đổi khí hậu

Phụ huynh một bang ở Mỹ bất bình khi con của họ được giáo viên khuyến khích ăn châu chấu trong dự án về chống biến đổi khí hậu.

Xôn xao cô giáo Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp

Một cô giáo ở Vĩnh Phúc đã cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp học trước sự chứng kiến của cả lớp.

Cậu bé 6 năm cõng bạn đến trường gây xúc động

Cậu bé được triệu người ca ngợi vì lòng tốt với bạn. Suốt 6 năm qua, cậu cõng bạn đến trường mỗi ngày.

Hai học sinh trường chuyên lộ clip nhạy cảm

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã yêu cầu nhà trường báo cáo, xử lý vụ việc rò rỉ clip có hình ảnh nhạy cảm của 2 học sinh trường chuyên.

Học sinh lớp 5 trả lại gần 100 triệu đồng nhặt được

Hai học sinh Trường tiểu học Phú Ngọc B (huyện Định Quán, Đồng Nai) nhặt được giỏ xách, trị giá tài sản khoảng 100 triệu đồng, đã giao trả lại cho người đánh rơi.

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !