Học sinh lớp 10 trường chuyên vượt qua bỡ ngỡ, tìm cách tiếp nhận 'núi kiến thức' qua học online

Mặc dù có bao câu chuyện bi hài về học trực tuyến nhưng nhiều lớp học vẫn rất sôi nổi, trong đó học sinh đã chủ động tìm ra cách học tập hiệu quả.

Đứng trước cột mốc thay đổi từ bậc THCS lên THPT, nhiều học sinh lớp 10 hẳn sẽ tràn ngập sự bỡ ngỡ, lo lắng. Hơn thế, do dịch bệnh nên các em buộc phải bắt đầu năm học đầu cấp bằng hình thức trực tuyến. Vậy các em đã làm gì để vượt qua khó khăn, thích ứng với điều kiện học tập mới?

{keywords}
 Dương Quốc Việt - học sinh lớp 10 Pháp 2 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

Với số điểm xuất sắc, em Dương Quốc Việt may mắn đỗ vào lớp 10 Pháp 2 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. Đây là năm học đặc biệt khi ngay từ buổi học đầu tiên ở môi trường mới Việt đã phải bắt đầu bằng hình thức trực tuyến.

Việt chia sẻ: “Điều khó khăn nhất đối với em có lẽ là việc học tập. Chương trình học của cấp ba có rất nhiều thứ thay đổi so với cấp hai, cùng việc phải học online từ những bài học đầu tiên khiến em rất lo lắng, không biết mình có thể tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ ấy như thế nào trong môi trường trực tuyến.

Học trực tuyến khó khăn nhất là việc tương tác với các bạn cũng như thầy cô. Vì thế em tranh thủ những lúc rảnh, tìm hiểu trước bài học, sau đó, mỗi giờ học nếu giáo viên đưa ra vấn đề em có thể xung phong trả lời ngay được.

Sau mỗi ý kiến em nhận được góp ý của thầy cô và các bạn, điều đó sẽ giúp em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tư duy phản biện cũng nhạy bén hơn”.

Ngoài ra, Việt cảm thấy rất may mắn vào lớp 10 em có những người bạn tốt và thầy cô giáo rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của học trò. Nam sinh này luôn mong ngóng đại dịch sớm qua đi để em có thể tới trường gặp gỡ thầy cô cùng bạn bè. 

{keywords}
Em Nguyễn Ngọc Minh Tâm - lớp 10 Địa của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

Cùng chung tâm trạng như Việt, nữ sinh Nguyễn Ngọc Minh Tâm - lớp 10 Địa của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam cho biết bản thân là một người trầm tính nên em gặp khó khăn trong việc hoà nhập với môi trường mới và làm quen với bạn mới.

“Khi chính thức trở thành học sinh lớp 10 của trường Amsterdam em cũng rất áp lực vì đa số anh chị, các bạn học sinh đều tự tin và cởi mở. Năm học mới bắt đầu bằng hình thức trực tuyến nhưng có lẽ điều may mắn nhất với em là em đã quen một số bạn trong lớp từ trước nên dễ dàng nói chuyện, thân thiết hơn.

Trong giờ học em cũng tăng cường và tận dụng mọi cơ hội để cùng trao đổi, tranh luận cũng như tương tác với các bạn, nhờ đó em cũng tự tin hơn mỗi lần phát biểu trong lớp học online.

Dù vậy, đối với em, tất cả mọi thứ ở trường mới đều vô cùng bỡ ngỡ và xa lạ. Hy vọng 1.000 ngày sắp tới học ở THPT sẽ giúp em trở nên hòa đồng và tự tin hơn”.

{keywords}
Đỗ Hà Linh -học sinh lớp 10 Sinh của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

Còn Đỗ Hà Linh -học sinh lớp 10 Sinh của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: “Em cảm thấy mình may mắn hơn những bạn khác vì em đã tự có cho mình những trải nghiệm ở những năm cấp hai tại trường, đã hiểu về trường và biết một chút về các câu lạc bộ.

Nhưng khi vào cấp ba, em vẫn cảm thấy mông lung vì có nhiều điều mà em cần học hỏi với nhiều bạn mới, giáo viên mới.

Như mọi năm, chúng em sẽ được đến Club Fair - Hội chợ các Câu lạc bộ để tự mình trải nghiệm trực tiếp các hoạt động, văn hóa của từng tập thể. Khi nghe tin Club Fair 2021 diễn ra online, chúng em đã có phần hụt hẫng, nhưng lúc biết rằng chúng em vẫn có thể có những trải nghiệm như hội chợ offline qua Website Club Fair 2021 và Gather Town -  một nền tảng mà em chưa từng trải nghiệm, em đã gạt hết những lo lắng ấy! Và đúng như em đã mong đợi, việc tham gia hai nền tảng online của Club Fair 2021 đã mang lại cho em rất nhiều những cảm xúc, cũng như hiểu biết hơn về hơn 40 Câu lạc bộ tại trường mình đang theo học”.

Ở thời điểm hiện tại, cả nước vẫn đang cố gắng đồng lòng để vượt qua đại dịch. Vậy nên các bạn học sinh đều tin rằng, theo thời gian, những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh đến môi trường giáo dục sẽ sớm được cải thiện.

Hoàng Thanh

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

Đang cập nhật dữ liệu !