Học sinh giỏi hụt hẫng vì phần thưởng… rỗng ruột

Dắt cháu lên quận nhận thưởng học sinh giỏi, cả ông và cháu đều hụt hẫng khi biết phần thưởng là… một tờ giấy màu không có bất cứ chữ nào.
Câu chuyện “thật như đùa” này lại xảy ra ngay trong lễ vinh danh học sinh giỏi của một quận ở Thủ đô. Theo chia sẻ của một phụ huynh, con chị vốn là học sinh giỏi của một trường cấp 2.
Mới đây, quận thông báo mời tất cả những học sinh tiêu biểu của các trường lên quận nhận phần thưởng học sinh giỏi.
“Sáng 21/5, cả hai ông cháu dắt nhau lên quận. Ngồi chờ mãi tới trưa con mới nhận được phần thưởng. Khi về nhà mở ra thì thấy, phần thưởng không phải giấy khen, cũng không phải quà mà chỉ là… một tờ giấy màu, không có bất cứ chữ nào.
Con nhà mình nói rất hụt hẫng, tổn thương và cảm thấy không được tôn trọng. Thực ra, nhà trường, cô giáo rồi đến bố mẹ cũng nói mãi nên con chấp nhận phải đi”.
“Nhưng cuối cùng, dắt nhau đi rồi nhận về sự hụt hẫng”, vị phụ huynh này nói.

Phần thưởng nhận được là một tờ giấy

Phần thưởng nhận được là một tờ giấy


Cũng theo vị phụ huynh này, con chị không nhận được bất kỳ tờ giấy khen hay một phần quà nào khác. Mặc dù không thiết tha gì đến phần thưởng, nhưng bản thân chị cũng cảm thấy như thế là chưa thỏa đáng.
“Liệu có phải người lớn mải quan tâm tới phong trào thành tích mà không quan tâm đến cảm xúc của con trẻ? Tổ chức rềnh rang nhưng cuối cùng lại không coi niềm vui của con trẻ làm trung tâm”, vị phụ huynh này bức xúc.
Cũng rơi vào tình huống tương tự, một phụ huynh có con học lớp 5 kể, con chị cũng lên quận nhận phần thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm 2018-2019. Tuy nhiên, phần thưởng nhận về lại chỉ là một tờ giấy màu.
“Ngay sau đó tôi đã gọi điện thoại cho cô giáo chủ nhiệm của con. Cô nói có thể do nhiều học sinh quá, trong khi thời gian chuẩn bị không nhiều nên Phòng GD-ĐT bắt buộc phải làm thế. Phần thưởng thật sẽ được chuyển về trường, còn phần thưởng nhận trên quận chỉ mang tính… hình thức”.
Vị phụ huynh cho biết, bản thân chị cũng thấy điều này rất “kỳ lạ”.
“Hôm về con nói cảm thấy buồn và hụt hẫng. Nhưng mình cũng chỉ biết động viên con”, chị chia sẻ.
Các phụ huynh cho biết, điều họ quan tâm không phải là giá trị vật chất của phần thưởng, mà quan trọng là tinh thần của trẻ em. Đáng suy nghĩ hơn cả là khi phản ánh điều này với cán bộ có trách nhiệm, thì phản hồi mà họ nhận được là thái độ khó chịu không đáng có của người làm giáo dục.
"Thử đặt mình vào vai của các cháu để hiểu trẻ con nhìn gì về người lớn, đó là điều tôi mong mỏi' - chị nói.
Thúy Nga

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Đang cập nhật dữ liệu !