Học sinh bị 'đẩy' đi để trường lên chuẩn quốc gia: Vẫn tiếp tục đẩy học sinh lớp 1, lãnh đạo quận có dám cho con vào học trường bị 'nhồi' học sinh?

Trước khi nghĩ cách đẩy học sinh đi, nhồi nhét vào nơi khác để một trường đủ điều kiện lên chuẩn quốc gia, lãnh đạo quận Hoàng Mai hãy đặt con của các vị vào lớp học 60 cháu, thì các vị có chịu nổi không?- TS Hoàng Ngọc Vinh

Vừa qua, vụ nhiều phụ huynh tại trường tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ nhận thông báo con mình sẽ phải chuyển sang trường tiểu học Chu Văn An trong năm học 2022-2023 để trường "đạt chuẩn quốc gia" đang gây xôn xao dư luận.

Trong thông báo gửi tới phụ huynh, nhà trường cho biết: "Để giảm số học sinh vào trường tiểu học, số lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, được sự chỉ đạo của UBND phường Hoàng Liệt, UBND quận Hoàng Mai về việc phân tuyến học sinh năm 2022-2023, nhà trường xin thông báo toàn bộ học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 khu vực HH3 (HH3A - tổ 28, HH3B - tổ 29, HH3C - tổ 30) sẽ được gửi sang trường tiểu học Chu Văn An, phường Hoàng Liệt".

{keywords}
Trường Tiểu học Hoàng Liệt

Điều đáng nói, Trường Tiểu học Chu Văn An nhiều năm nay vốn đã quá tải, học sinh của trường Chu Văn An phải thay nhau nghỉ luân phiên các ngày trong tuần để đảm bảo có đủ lớp học. 

Để xoa dịu dư luận, ngay sau khi bị phụ huynh phản ứng thì ngày 27/6 UBND quận Hoàng Mai đã chỉ đạo dừng việc phân tuyến với học sinh lớp 2,3,4,5 đang học tại tiểu học Hoàng Liệt.

Như văn bản nêu dưới đây và khẳng định của hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt, lớp 1 năm nay vẫn thực hiện phân tuyến lại, tức là bản chất là Trường tiểu học Hoàng Liệt vẫn tiếp tục đẩy học sinh lớp 1 năm học này về Trường tiểu học Chu Văn An để thực hiện giảm sĩ số học sinh lớp 1 về 35 học sinh/lớp.

Cụ thể, số học sinh vào lớp 1 năm nay có hộ khẩu tại các tòa nhà HH3 Linh Đàm (theo phân tuyến mọi năm sẽ vào học tại tiểu học Hoàng Liệt) vẫn sẽ dồn sang Tiểu học Chu Văn An khiến sĩ số dự kiến ở trường lên tăng đột biến lên khoảng 60 học sinh/lớp, gần gấp đôi sĩ số tại tiểu học Hoàng Liệt. 

{keywords}
Học sinh bị 'đẩy' đi để trường lên chuẩn quốc gia: Vẫn tiếp tục đẩy học sinh lớp 1, lãnh đạo quận có dám cho con vào học trường bị 'nhồi' học sinh?

Phụ huynh cho rằng việc dừng phân tuyến phải triệt để tận gốc, tức là phải dừng phân tuyến đối với học sinh vào lớp 1 năm học này (2022-2023), chứ không chỉ là dừng việc đẩy học sinh từ lớp 2-5 đi sang trường Chu Văn An vừa qua để xoa dịu phụ huynh. 

Theo công văn và vẫn sẽ thực hiện phân tuyến dần dần theo lộ trình để trường Hoàng Liệt đủ điều kiện lên chuẩn quốc gia. Điều này về bản chất chính là biến Tiểu học Chu Văn An thành “thùng nước gạo” khi bị dồn học sinh về đây, sĩ số tăng vọt, quá tải, hàng nghìn học sinh phải chịu đựng học tập trong điều kiện chật chội, vất vả để ngành giáo dục quận Hoàng Mai chạy theo mục tiêu đưa  trường tiểu học Hoàng Liệt đạt chuẩn quốc gia.

Ngay cả giáo viên trường Chu Văn An cũng vô cùng tâm tư. Nếu dồn học sinh các tòa HH3 phân tuyến về trường Chu Văn An, sĩ số lớp 1 tăng lên cỡ 60 học sinh/lớp, lớp học quá tải, nóng bức, không có điều hòa, các học sinh còn nhỏ, chỗ ngồi chật chội lại học luân phiên thì rất khó để đảm bảo chất lượng dạy và học. Việc đưa một vài trường nâng lên chuẩn quốc gia, học sinh được chăm sóc tốt hơn, chất lượng dạy và học tốt hơn thì đáng mừng, nhưng vấn đề là phía sau đó là hàng nghìn học sinh phải hy sinh điều kiện học tập, chất lượng học ảnh hưởng, phụ huynh chật vật vì nghỉ luân phiên và giáo viên đứng lớp sĩ số quá tải, thì tính nhân văn của giáo dục ở đâu?.

Việc dồn thêm học sinh vào một trường đã quá tải như Chu Văn An để trường khác giảm học sinh, đủ điều kiện lên trường chuẩn quốc gia là việc làm thiếu nhân văn đối với học sinh và cả đội ngũ giáo viên trường Chu Văn An bởi thầy cô và các con sẽ phải gánh thêm gánh nặng chồng chất. 

Nói về việc phân tuyến học sinh để dồn học sinh vào một ngôi trường vốn đã quá tải sĩ số để trường đầy học sinh đi đủ tiêu chuẩn đạt trường chuẩn quốc gia, trao đổi với Infonet, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng đó là hành động thiếu nhân văn, phản giáo dục, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý.

“Nếu nói phân tuyến và chuyển học sinh đến trường học ít học sinh, diện tích lớn, cơ sở vật chất tốt để các cháu được hưởng chất lượng giáo dục tốt hơn thì được chứ vì động cơ để trường đạt chuẩn mà "di tản" học sinh đến nơi chật chội hơn, sĩ số dự kiến lên gần 60 học sinh/lớp thì đó là hành động thiếu nhân văn với trẻ và kèm theo đó là những thứ vòi vĩnh như chạy chọt để được về trường chuẩn là những hành vi làm khổ con trẻ.

Vì một trường đạt chuẩn mà để học sinh ở những trường khác phải chịu cảnh học đông hơn, chen chúc nhau đến 60 cháu/lớp thì làm sao có chất lượng tốt hơn được?

Trường chuẩn quốc gia tức là học sinh phải được bình đẳng cơ hội cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng. “Chuẩn” là học sinh đạt kết quả học tập tốt, phát triển cả thể chất và tinh thần, để học sinh thực sự thấy trường học hạnh phúc chứ không phải tìm cách hợp thức hóa việc nhồi nhét các cháu sang chỗ chật chội hơn, đó là chuẩn mà không chuẩn.

Tôi cho rằng để việc này diễn ra là trách nhiệm trước hết của UBND quận Hoàng Mai và Phòng giáo dục quận Hoàng Mai khi cán bộ quản lý giáo dục không đủ trình độ gây ra sự việc phản giáo dục không đúng định hướng XHCN tức phải đảm bảo cơ hội tiếp cận bình đẳng đến dịch vụ giáo dục có chất lượng... Cơ quan quản lý nhà nước cần hiểu đầu ra của học sinh có đạt chuẩn mới là quan trọng.

Với trách nhiệm của cơ quan quản lý các vị phải huy động nguồn lực xã hội để phát triển trường lớp, đảm bảo con em trên địa bàn có chỗ học.

Đằng này các vị lại phân tuyến học sinh để nơi đạt chuẩn còn nơi đã quá tải lại dồn cho quá tải nhân lên, có khác nào xây dựng đẹp một chỗ này để đạt thành tích đi “khoe” mà không cần biết hàng nghìn học sinh của mình mất quyền lợi học tập tốt khi bị nhồi nhét đến hơn 60 học sinh một lớp, bàn 3 cháu không cựa quậy nổi.

Tôi chỉ hỏi một câu rằng, nếu ở quận Hoàng Mai các vị lãnh đạo không chuẩn thì có chuyển sang quận khác lãnh đạo được không? Và trước khi nghĩ cách nhồi nhét để một trường đủ điều kiện lên chuẩn quốc gia các vị hãy đặt con em của các vị vào vị trí lớp học 60 bạn/lớp thì các vị có chịu nổi không?”, TS Hoàng Ngọc Vinh nêu câu hỏi. 

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !