Học phi công chiến đấu và phi công vũ trụ cần tố chất gì?

Theo Trung tướng Phạm Tuân, em nào muốn thành phi công phải rèn luyện tinh thần cũng như thể chất tốt, đặc biệt với phi công không được phép sai sót, kể cả một phần giây.

Được biết Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân - người trực tiếp tham gia chiến đấu và là phi công đầu tiên bắn hạ được “siêu pháo đài bay” B52 - một trong 3 vũ khí chiến lược và là niềm tự hào của quân đội Mỹ thời bấy giờ.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề do trường phổ thông IVS vừa tổ chức, Trung tướng Phạm Tuân đã kể về hành trình trở thành phi công đầy cơ duyên của mình.

{keywords}
Trung tướng Phạm Tuân tại buổi sinh hoạt chuyên đề do trường Phổ thông IVS tổ chức.

“Thời của tôi, cả tỉnh Thái Bình mới chỉ có 1 trường cấp 3, tôi phải đi bộ 20km thì mới đến trường. Năm học lớp 10, tôi tham gia chương trình tuyển phi công nhưng không được nhận học bay vì cân nặng tôi không đủ, bị chứng mắt hột và quan trọng là bị rối loạn nhịp tim.

Sau đó, tôi được tuyển học sửa chữa rada trên máy bay ở Liên Xô. Thời bấy giờ, trong quá trình học bay, nhiều phi công của Việt Nam không bay được nên số phi công học chiến đấu bị thiếu.

Lúc đó, phía Liên Xô quyết định tuyển thêm số học viên đi học kỹ thuật để đào tạo phi công, tôi may mắn là 1 trong 10 người trúng tuyển học phi công trong đoàn bay đó. Đầu năm 1966, tôi bắt đầu tham gia bay.

Thời của chúng tôi không có đài, không có vô tuyến, không biết gì về máy bay, chỉ học và ghi chép. Hồi đó tôi cũng không biết phi công là thế nào, khi sang Liên Xô học ở trường bay mới thực sự mơ ước thành phi công chiến đấu. Rất may những ngày tháng đó sức khỏe tôi tốt hơn, đủ điều kiện làm phi công chiến đấu.

Nói thế để các em học sinh có thể thấy rằng, dù ta có thể có khiếm khuyết nhưng có ý chí quyết tâm, có rèn luyện tốt thì chắc chắc chúng ta có thể vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu, và tôi chính là nhân chứng của việc này”, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Trung tướng Phạm Tuân kể tiếp, trở thành phi công chiến đấu thực sự đó là những ngày tháng rất căng thẳng, đứng giữa sự sống và cái chết, nhưng nhiệm vụ và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc không cho phép ai sợ sệt và luôn phải nghĩ mình phải chiến thắng bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm để đánh thắng bằng bất cứ cách nào.

“Lúc là phi công không ai nghĩ, không ai đặt mục tiêu mình phải thành anh hùng, nhưng mình cứ làm thật tốt nhiệm vụ cũng như học sinh cứ học thật tốt ắt có kết quả tốt và được mọi người yêu quý”, Trung tướng Phạm Tuân nói.

{keywords}
Học sinh đặt câu hỏi với chuyên gia tại buổi chuyên đề.

Nhiều học sinh đặt câu hỏi "để trở thành phi công chiến đấu hay một phi công vũ trụ trải qua quá trình rèn luyện thế nào?''. Trả lời câu hỏi này, Trung tướng Phạm Tuân nhấn mạnh: “Một phi công bay chịu rất nhiều tác động mà ở dưới đất không bao giờ có. Người phi công phải chịu được áp lực nên tập luyện phức tạp.

Phi công phải có sức khỏe cơ bắp, sức khỏe tiền đình để nhận định ''đâu là trời, đâu là đất; đâu là phải, đâu là trái; đâu là ta, đâu là địch''.

Tuổi này em nào muốn thành phi công thì phải rèn luyện tinh thần cũng như thể chất tốt, đặc biệt với phi công không được phép sai sót kể cả một phần giây, vì lúc đó có thể hi sinh, vì máy bay bay 400m/s, rèn luyện thần kinh tâm lý còn quan trọng hơn hết”.

Còn để trở thành phi công bay vũ trụ, theo Trung tướng Phạm Tuân, bản thân người phi công phải rèn luyện vì khi bay máu chảy hết lên đầu khiến đầu ong ong trong quá trình con tàu quay lượn, lơ lửng ở không trung, cộng với thừa máu trên đầu tạo nên triệu chứng rối loạn tiền đình, nôn, chóng mặt. Trung tướng chia sẻ, chính bản thân cũng phải mất vài ngày đầu rèn luyện mới trở lại bình thường.

“Chúng tôi trong quá trình rèn luyện thành phi công vũ trụ đã phải tập trồng cây chuối. Cứ 30 phút trồng chuối đứng dốc đầu xuống đất, xong lại thay đổi tư thế đứng thẳng. Có những lúc ngủ trong điều kiện đầu chúc xuống đất chân giơ lên trời. Để làm được tư thế này, chúng tôi phải buộc chân bằng sợi dây để quen với tình trạng máu lên não nhiều.

Tôi cũng nhớ có những bài tập người ta cho mình mặc quần áo và thả vào bể tắm, đổ thạch cao xung quanh người, nằm như thế bó chân từ sáng đến tối chỉ để đầu và tay điều khiển, những bài tập như thế rèn luyện không phải dễ, đó là chưa kể các bài tập quay lộn. Vì thế, chịu đựng tâm lý và tinh thần mới là điều khó trong bay vũ trụ”, Trung tướng Phạm Tuân kể.

Bên cạnh giải đáp các thắc mắc của học sinh về việc huấn luyện phi công, Trung tướng Phạm Tuân còn kể cho học sinh nghe về giai đoạn lịch sử oai hùng, về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và cả những ấn tượng khi bay vào vũ trụ.

Trung tướng hy vọng, thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng sẽ rèn luyện tốt về cả thể chất và tinh thần để trở thành một con người  bản lĩnh. Từ đó, đi đến bất cứ đâu, với cương vị nào, vị trí nào cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ với gia đình, xã hội và Tổ quốc.

Hoàng Thanh

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !